Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi bị xử phạt như thế nào?

Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi là một trong những vấn đề nhức nhối xảy ra thường xuyên trong xã hội ngày nay. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định mới nhất về vấn đề bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.

>> Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi có bị đi tù không? Gọi ngay 1900.6174

Hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi

>> Hiểu rõ hơn thế nào là hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”, tuy nhiên trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần của trẻ em.

Bạo hành trẻ em là những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần, biểu hiện qua các hành vi như đánh đập, chửi rủa, bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiểm hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ em. Bất kể ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi kể cả cha mẹ, người trông nom hay bất kỳ một ai khác.

Tại khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 có quy định:

“Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.”

Bạo lực không chỉ là hành vi xâm hại đến sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em. Bạo lực thể chất là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại đến sức khỏe của người khác thông qua các hành vi như đánh, trói hoặc các hành động khác gây tổn thương cơ thể.

Bạo lực tinh thần còn được gọi là bạo lực tình cảm, bạo lực tâm lý thể hiện qua các hành vi như chửi mắng, hạ nhục, gây áp lực về tâm lý… những hành vi bạo lực về tinh thần tuy không tác động trực tiếp đến sức khỏe về mặt thể chất nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý của những đứa trẻ.

Quay trở lại trường hợp của bạn, căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Luật giáo dục 2019 có quy định nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục có hành vi “Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học”.

Như vậy, các hành vi đánh đập, chửi mắng của em gái bạn đối với cháu học sinh kia đã vi phạm các quy định của luật giáo dục do đó thông thường những hành vi như thế này sẽ bị xử lý kỷ luật trong nội bộ nhà trường bằng các hình thức như cảnh cáo, hạ lương, buộc thôi việc… tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm.

Ngoài bị kỷ luật thì em bạn còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì em gái bạn có hành vi hành hạ trẻ em tuy nhiên hành vi này chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự, nên trong trường hợp này em gái bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn bạn còn có những băn khoăn liên quan đến hành vi bạo hành trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự nhanh chóng.

>> Xem thêm: Quyền học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật hiện hành

Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi bị phạt hành chính bao nhiêu?

>> Mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em như sau:

“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;

d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.”

Căn cứ vào điều luật trên, áp dụng vào trong trường hợp thực tế của bạn có thể thấy, vợ bạn đã có hành vi chửi bới, đánh đập cháu Mai gây tổn hại về sức khỏe cũng như sự phát triển về tinh thần của cháu.

Tuy nhiên hành vi này của vợ bạn chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 hay Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 cho nên đối với hành vi này vợ bạn có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP ngoài ra vợ bạn còn phải chịu mọi chi phí khám bệnh chữa bệnh trong trường hợp cháu Mai phải đi điều trị về hành vi đánh đập này theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Tội hành hạ người khác – Mức phạt được quy định như thế nào?

Bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi có bị đi tù không?

>> Khung hình phạt theo quy định đối với người có hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho chúng tôi. Qua qua trình xem xét và tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau để giải đáp những thắc mắc trên của bác:

Trên thực tế người nào có hành vi bạo lực, hành hạ trẻ em cũng đều có nguy cơ phải đối mặt với mức phạt là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

Theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 về tội hành hạ người khác thì:

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 về các hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ lên đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nếu phạm tội với người dưới 16 tuổi, với phụ nữ biết là có thai, người già yếu, ốm đau, người không có khả năng tự vệ; hoặc phạm tội mà gây rối loạn tâm thần của nạn nên mà tỷ lệ tổn thương có thể từ 31% trở lên và phạm tội đối với 2 người trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm tù giam.

Nếu một người có hành vi bạo hành trẻ em phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em thì căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì mức phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 3 năm và cao nhất là tù chung thân.

Nếu người có hành vi bạo hành trẻ em phạm vào tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 10 năm. Căn cứ vào quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Nếu một người có hành vi bạo hành trẻ em phạm vào tội giết trẻ em thì căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 123 mức phạt thấp nhất sẽ là 12 năm tù và cao nhất là tử hình:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: …

b) Giết người dưới 16 tuổi;”

Quay trở lại với trường hợp của cháu bác, có thể thấy bà Ánh đã thực hiện những hành vi hết sức man rợ đối với cháu hà như bấm kìm vào môi, bẻ răng, là bàn là nóng vào lưng cháu… những hành vi này thể hiện sự độc ác, coi thường tính mạng, danh dự, sức khỏe của con người đồng thời thể hiện thái độ coi thường pháp luật của bà Ánh. Bà Hà là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ nên bà ta biết hành vi này là xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của cháu Hà.

Hành vi này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra những ám ảnh về mặt tinh thần cho cháu trong suốt quãng đời còn lại, tuy thấy trước được hậu quả đó nhưng bà ta vẫn thường xuyên thực hiện hành vi vô nhân đạo này khiến cho cháu Hà phải chịu tổn hại nặng nề về sức khỏe lên đến 40%.

Căn cứ vào những phân tích ở trên có thể thấy hành vi hành hạ trẻ em của bà Ánh có đầy đủ các yếu tố vi phạm vào tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015. Do đó căn cứ vào khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì bà Ánh có thể phải gánh chịu hình phạt tù lên đến 12 năm tù giam đối với hành vi man rợ của mình.

Ngoài ra Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì bà Ánh còn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hành vi bạo hành trẻ em đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của trẻ em, dẫn đến hậu quả làm những đứa trẻ bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, gây nên những ám ảnh tâm lý cho suốt quãng đời còn lại do đó bà Ánh là người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường.

Tố cáo hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi thế nào?

>> Tư vấn về các bước để tố cáo một hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng cũng như gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra nội dung câu trả lời như sau:

Có thể thấy cô Dương đã có hành vi ngược đãi, bạo hành học sinh của mình bằng những cách thức như đánh đập, chửi rủa, lăng mạ… hành vi này của cô Dương không những vi phạm các chuẩn mực đạo đức, xâm phạm đến đạo đức nghề nhà giáo mà hành vi này của cô Dương còn vi phạm các quy định pháp luật về bạo hành trẻ em.

Bởi hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị pháp luật đặc biệt nghiêm cấm, được khẳng định cụ thể tại Điều 37 Hiến pháp năm 2013:

“Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” Tại Điều 30 của Hiến pháp 2013 cũng quy định:

“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.”

Do đó trong trường hợp này bạn hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm của cô Dương với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền (chẳng hạn như nhà trường hoặc cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương) để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như các bạn học sinh khác.

Có thể thấy cô Dương là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi này của cô Dương được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, cô biết hành vi của mình gây nguy hiểm đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí là tính mạng của bạn nhưng vẫn làm và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Hành vi vi phạm này của cô Dương được lặp đi lặp lại nhiều lần và gây tỷ lệ tổn thương cơ thể cho bạn là 12%. Căn cứ vào những tình tiết này có thể thấy hành vi bạo hành trẻ em của cô Dương có đầy đủ các yếu tố phạm vào tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015.

Do đó căn cứ vào khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 cô Dương có thể phải gánh chịu hình phạt tù từ 2 năm đến 5 năm tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người phạm tội.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục để tiến hành tố cáo hành vi bạo hành trẻ em, bạn còn có những vướng mắc hãy gọi ngay cho luật sư tranh tụng của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng.

Cha mẹ đánh đập con có được gọi là bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi không?

>> Cha mẹ đánh đập con có được gọi là bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tại Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định các hành vi bạo lực gia đình trong đó tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Do đó hành vi ngược đãi, đánh đập, cố ý xâm phạm đến sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm của bố bạn đối với bạn được xem là hành vi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật.

Vì vậy theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì bố bạn khi có hành vi đánh đập con cái gây thương tích có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu động tùy vào mức độ vi phạm, đồng thời buộc phải công khai xin lỗi khi con cái có yêu cầu và buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh.

Đồng thời theo khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì bố bạn khi có hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con cái thì còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng và buộc phải xin lỗi công khai nếu con cái có yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Do những thông tin bạn cung cấp không đủ để chúng tôi có thể khẳng định bố bạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Do đó nếu trường hợp bố bạn thường xuyên bạo hành về thể xác, đánh đập bạn và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì trong trường hợp này bố bạn có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

>>Xem thêm: Chồng vũ phu có nên ly hôn? Thủ tục ly hôn với chồng vũ phu?

Người giúp việc bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi có bị đi tù không?

>> Tư vấn về mức hình phạt đối với giúp việc có hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn gửi đến cho chúng tôi. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Hiến pháp và những văn bản pháp luật hiện hành luôn ưu tiên bảo vệ trẻ em và nghiêm cấm các hành vi bạo lực đối với trẻ em. Việc làm của người giúp việc là bà Nhàn đã vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. Hành vi nhẫn tâm đó là một hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển tinh thần trong suốt quãng đời còn lại của cháu bé.

Tuy nhiên để đưa ra được mức hình phạt cho bà Nhàn thì phải căn cứ vào tính chất của hành vi và hậu quả mà cháu bé gặp phải.

Do đối tượng phạm tội trong trường hợp này là trẻ em nên căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì bà Nhàn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm về tội cố ý gây thương tích làm tổn hại đến sức khỏe của người khác. Tuy nhiên tùy vào tỷ lệ thương thật của con bạn khi gánh chịu những trận đòn của bà Nhàn mà hình phạt có thể tăng lên theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Một tội danh khác mà bà Nhàn có thể phải gánh chịu khi thực hiện hành vi bạo hành trẻ em đó là tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp này bà Nhàn đã có hành vi gây đau đớn về thể xác, gây áp lực về tinh thần đối với người lệ thuộc mình là con bạn.

Bà Nhàn đã xâm phạm đến quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Cho nên căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 thì bà Nhàn có thể phải bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm tù tùy vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài ra bà Nhàn còn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định tại Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 theo đó người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến hành vi bạo hành trẻ em dưới 18 tuổi. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào những tình huống thực tế của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.