Nhiều người lao động sau khi nghỉ việc thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì lại vướng bận những công việc riêng của mình nên không thể tự mình đi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chính vì vậy, họ muốn ủy quyền bảo hiểm thất nghiệp lại cho người khác để hưởng bảo hiểm thất nghiệp thay cho mình, tuy nhiên một câu hỏi đặt ra đó là uỷ quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp được hay không? Muốn uỷ quyền nhận trợ cấp thất nghiệp có cần giấy giấy ủy quyền bảo hiểm thất nghiệp không?
Để giải quyết được vướng mắc này của người lao động Luật Quang Huy sẽ có những phân tích cụ thể về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có ủy quyền được không.
Bạn đang xem: Có được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp không?
1. Trường hợp được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay theo quy định của của pháp luật người lao động chỉ được ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong một số trường hợp nhất định, không có quy định nào về việc người lao động được ủy quyền cho người khác nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP như sau:
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Xem thêm : Lốc 4 hộp sữa Milo Active Go 180ml cho bé trên 6 tuổi
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Như vậy, theo quy định trên người lao động chỉ có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thay cho mình khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Bên cạnh đó khoản 4 Điều 18 Nghị định 25/2018 /NĐ-CP cũng có quy định về việc ủy quyền nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Xem thêm : Lốc 4 hộp sữa Milo Active Go 180ml cho bé trên 6 tuổi
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Xem thêm : 10 cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm đơn giản mà ngon mê ly
Theo cả 2 quy định nêu trên thì người lao động chỉ có thể ủy quyền để nộp hồ sơ và nhận quyết định trong một số trường hợp nhất định. Còn về vấn đề hưởng, lãnh bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động phải tự mình nhận không được ủy quyền cho ai vì bất kỳ lý do gì.
Như vậy, câu hỏi nhận bảo hiểm thất nghiệp có được ủy quyền hay không thì câu trả lời là chỉ ủy quyền để nộp hồ sơ và nhận quyết định hưởng còn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì không ủy quyền được.
2. Ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp cần những gì?
Như đã phân tích ở trên, người lao động chỉ có thể ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo đó hồ sơ cần chuẩn bị đối với trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp (theo mẫu 13-HSB);
- Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người được ủy quyền;
- Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người ủy quyền (gồm: quyết định nghỉ việc/thôi việc…; sổ bảo hiểm xã hội; chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người ủy quyền; đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 ban hành kèm theo thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH).
3. Mẫu giấy ủy quyền lãnh bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay không có mẫu giấy nào là mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp do pháp luật không cho phép được ủy quyền nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định hiện nay, chỉ có mẫu giấy ủy quyền nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu 13-HSB, tham khảo qua bài viết sau đây: Mẫu giấy 13-HSB: Giấy uỷ quyền làm thủ tục hưởng, nhận thay chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật việc làm năm 2013;
- Nghị định số 28/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề Có được ủy quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp không, trong quá trình giải đáp nếu còn vấn đề gì không rõ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.
Trân trọng./
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp