Luật sư Nguyễn Phương – Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Khoản 1, 3, 6 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
- Tiềm năng nào giúp mảnh đất vùng duyên hải Nam Trung Bộ ‘cất cánh’?
- Khám theo thông tư 14 là gì? Khám ở đâu TPHCM
- Công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp?
- Mê mẩn với 5 thư viện Đại học đẹp nhất Việt Nam, sang chảnh không khác gì khách sạn cao cấp
- Quy luật phân li của Menden
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
Bạn đang xem: Khám bệnh vượt tuyến được bảo hiểm y tế chi trả không?
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, d, e, g, h và i Khoản 3 Điều 12 của Luật này.
Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
Xem thêm : Review sữa Oggi pha sẵn có mấy loại? Giá bao nhiêu?
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 12 của Luật này;
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại Khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này:
Xem thêm : Sưu tầm danh ngôn về tình bạn, tình thầy trò
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31.12.2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1.1.2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31.12.2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1.1.2016.
6. Từ ngày 1.1.2021, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại Khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
Như vậy, từ 1.1.2021 trường hợp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám vượt tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, nếu điều trị nội trú thì được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của từng loại thẻ bảo hiểm y tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp