1. Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
* Khung 1: Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Bạn đang xem: Lừa đảo bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
– Cá nhân có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hành vi gian dối, giá trị chiếm đoạt từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
– Cá nhân có hành vi gian đối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà dưới 2 triệu đồng, tuy nhiên thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn vi phạm.
+ Trước đó đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc một trong các tội bao gồm tội cướp tài sản (Điều 168); tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169); tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); tội cướp giật tài sản (Điều 171); tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172); tội trộm cắp tài sản (Điều 173); tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290) mà còn vi phạm.
+ Thực hiện hành vi và có gây ảnh hướng xấu đến an ninh, trật tự hay an toàn xã hội.
+ Thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay gia đình họ.
* Khung 2: Mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Thực hiện chiếm đoạt tài sản có tổ chức.
– Tính chất chuyên nghiệp khi thực hiện hành vi.
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
– Tái phạm nguy hiểm.
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 3: Mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản.
* Khung 4: Mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bên cạnh đó, ngoài mức phạt tù như trên thì người thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền mức từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Hay cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
(căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Như vậy, theo quy định trên khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, có những trường hợp lừa đảo giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định trên thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:
Hồ sơ khởi kiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:
– Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Các tài liệu, hồ sơ chứng minh việc bị lừa đảo như các ảnh chụp đoạn chat tin nhắn; video, ghi âm, các giao dịch chuyển tiền,…
– Giấy tờ tùy thân (gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người nộp hồ sơ.
– Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ tố cáo:
Cá nhân nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan công an quận/huyện tại nơi mình sinh sống nếu không biết đối tượng lừa đảo là ai.
Xem thêm : Cốc nguyệt san là gì? Cách dùng như thế nào?
Trường hợp biết thông tin về đối tượng lừa đảo thì nộp hồ sơ tại công an quận/huyện nơi đối tượng lừa đảo cư trú.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ trình báo của người dân, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành tiếp nhận đơn và xác minh. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ thực hiện quy trình tố tụng hình sự theo quy định.
3. Một số chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, dưới đây là một số chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay người dân nên biết để phóng tránh:
3.1. Lừa đảo qua điện thoại:
Rất nhiều người dân phản ánh việc nhận được các số điện thoại lạ gọi đến giả mạo là cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước như Công an, Cảnh sát giao thông, Tòa án,… Khi đó, các đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện để khai thác các thông tin cá nhân, dùng các thông tin đó để làm lệnh bắt, khởi tố… nhằm gây sức ép yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ điều tra.
Hoặc các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên của ngân hàng để mời chào, cung cấp các khoản vay online với những ưu đãi khủng đến cho người dân, khi người dân tưởng thật và tin tưởng đồng ý khoản vay, họ sẽ yêu cầu chuyển tiền trước để trả góp ban đầu, lệ phí… rồi chiếm đoạt.
Giả mạo nhân viên hoặc công ty sổ số, nhân viên trung tâm mua sắm hoặc cửa hàng gọi điện báo người dân trúng thưởng và yêu cầu nộp khoản tiền để nhận thưởng.
3.2. Lừa đảo qua mạng:
Các đối tượng lừa đảo hack nick facebook, zalo của người dùng, sau đó nhắn tin đến bạn bè, người thân để nói vay mượn tiền, bạn bè do tin tưởng, không để ý đã cứ thể chuyển tiền mà bị mất tiền.
Lừa đảo thông qua hình thức làm nhiệm vụ trên mạng:
Lợi dụng việc người dân muốn tìm việc làm nhẹ lương cao, làm ở nhà hay đặc biệt những bà mẹ bỉm sữa đang nuôi con cần việc làm online để có thể trang trải cuộc sống, bọn lừa đảo tạo ra những nhiệm vụ thực hiện qua các đường link, cụ thể làm nhiệm vụ như cộng tác viên của shopee, lazada, sen đỏ, hay ấn tim những video, clip trên tiktok,… là được tiền.
Trước hết, chúng yêu cầu chuyển tiền vài chục nghìn, vài trăm nghìn, thực hiện nhiệm vụ xong sẽ được trả lại tiền gốc và tiền hoa hồng hưởng. Ban đầu, số tiền ít chúng chuyển trả lại với mục đích để làm an tâm người dân. Sau đó, chúng yêu cầu người dân chuyển số tiền lớn, người dân tin tưởng và chuyển tiền, thực hiện nhiệm vụ xong, người ta đưa ra các lý do rằng tiền chưa giải ngân được, hay nhiệm vụ hoàn thành chưa đạt yêu cầu, phải chuyển tiền tiếp để lấy được số tiền trước đó. Cứ như vậy, vì mong muốn nhận được số tiền trước đó mà người dân cứ chuyển tiền chuyển tiền cho bọn lừa đảo.
Nhận quà thông qua hình thức nhận được quà từ nước ngoài gửi về hoặc được trúng thưởng:
Các đối tượng lừa đảo tự xưng là người nước ngoài hoặc Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài kết bạn qua mạng xã hội như Facebook, Skype. Sau khi đồng ý kết bạn, những người này sẽ chủ động làm quen rồi thường xuyên nhắn tin, trò chuyện để dụ dỗ và chiếm cảm tình của nạn nhân. Tiếp theo ngỏ ý gửi tặng cho về Việt Nam. Mấy ngày sau sẽ có người liên hệ mạo danh là nhân viên của công ty giao hàng, nhân viên hải quan hoặc ngân hàng và nói rằng quà đang bị giữ tại hải quan gặp rắc rối và nộp một số tiền phí để lấy được quà ra.
Đây là một trong những hình thức lừa đảo phổ biến rất nhiều người đã nhẹ mà tin tưởng ngay. Cụ thể là bên lừa đảo thường sẽ mạo danh là người bên nước ngoài nhắn tin nói chuyện một thời gian với người dân, sau đó nói rằng có món quà gửi về là tiền hoặc đồ đạc có giá trị.
Việc lừa đảo hiện nay xảy ra rất phổ biến và được cảnh báo rất nhiều trên các trang mạng xã hội cũng như đài truyền hình. Việc lừa đảo xuất phát chủ yếu từ việc thiếu nhận biết cũng như tâm lý ham của, muốn làm việc nhẹ lương cao của người dân. Do đó, người dân cần phải cảnh giác trong các mối quan hệ, các thông tin không đủ tin tưởng, tránh tin tưởng người xa lạ,…. đặc biệt cẩn trọng với những thông tin trên mạng xã hội để tránh mắc vào bẫy lừa đảo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp