Độc giả VOV.VN là chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gửi câu hỏi nhờ tư vấn tình huống sau: Do hoàn cảnh khó khăn nên Nguyễn Văn A, chưa đủ 15 tuổi, vừa đi học vừa xin đi làm thêm để phụ giúp gia đình. Thấy công việc cũng nhẹ nhàng nên Nguyễn Văn A có xin chủ cơ sở sản xuất làm thêm giờ để tăng thu nhập và được ông chủ đồng ý. Tuy nhiên, sau đó chủ cơ sở sản xuất xem trên tivi thấy có cơ sở bị phạt vi phạm hành chính do sử dụng lao động dưới 15 tuổi và quá số giờ làm việc theo quy định dành cho người dưới 15 tuổi. Thấy Nguyễn Văn A cũng chưa đủ 15 tuổi nên chủ cơ sở lo sợ mình sẽ bị phạt. Xin hỏi, chủ cơ sở sản xuất sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi và làm thêm giờ như trường hợp của Nguyễn Văn A có bị phạt không?
Báo Điện tử VOV đã chuyển câu hỏi của độc giả đến Công ty Luật TNHH XTVN (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) và nhận được lời tư vấn như sau:
Bạn đang xem: Sử dụng lao động dưới 15 tuổi làm thêm giờ có bị phạt không?
Theo như quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019 về thời giờ làm việc của người chưa thành niên thì:
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, chiếu theo quy định này, người chưa đủ 15 tuổi được phép làm việc không quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần. Đồng thời cũng theo quy định này thì người chưa đủ 15 tuổi không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Ngoài ra, người sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Mức xử phạt hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ. Còn đối với tổ chức, mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Xem thêm : Chủ nghĩa duy vật là gì? Vai trò của chủ nghĩa duy vật
Liên quan đến công việc chủ sử dụng lao động cần thêm những điều kiện gì để có thể sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi (Nguyễn Văn A) đúng theo các quy định của pháp luật. Cụ thể về những điều kiện chung được quy định tại Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
– Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
– Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
– Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng;
– Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
– Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ (theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH).
– Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc với các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Xem thêm : Ý nghĩa hình xăm mặt quỷ Nhật Bản Oni Hanya nghệ thuật
Ngoài ra tại Điều 3 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH còn cần phải lưu ý những điều kiện liên quan đến người lao động chưa thành niên như sau:
– Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi thành các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
– Nơi làm việc không thuộc các trường hợp sau:
+ Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
+ Công trường xây dựng;
+ Cơ sở giết mổ gia súc;
+ Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
+ Nơi làm việc thuộc danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp