Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

A. Kiến thức trọng tâm

I. Đặt vấn đề

a. Em có suy nghĩ gì khi xem những bức ảnh trên?

  • Những bức ảnh trên giúp chúng ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình (Của thanh niên, phụ nữ và những người mẹ).
  • Các bức ảnh cho thấy bảo vệ tổ quốc bao gồm cả bảo vệ vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.
  • Lứa tuổi học sinh cũng có thể góp mình vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc bằng những việc làm vừa sức.

b. Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?

  • Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của tất cả công dân.

c. Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tổ quốc?

  • Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
  • Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự
  • Tích cực tham gia phòng trào bảo vệ trật tự an ninh trường học và nơi cư trú.
  • Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. Vận động người thân làm tốt nghĩa vụ quân sự.

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm:

  • Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc là những việc mà người nông dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.

2. Hình thức bảo vệ tổ quốc:

  • Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
  • Bảo đảm trật tự an ninh xã hội.

3. Tại sao phải bảo vệ tổ quốc?

  • Non sông, đất nước Việt Nam là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, xương máu khai phá, bồi đắp mới có được.
  • Hiện nay vẫn còn có nhiều thứ thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính, phá hoại tổ quốc ta.

4. Trách nhiệm của học sinh:

  • Ra sức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
  • Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.
  • Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú.
  • Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tích cực vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.