Ba(OH)2 có kết tủa không – Ba(OH)2 màu gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Ba(OH)2 có kết tủa không – Ba(OH)2 màu gì?
Câu hỏi: Ba(OH)2 có kết tủa không – Ba(OH)2 màu gì?
Lời giải:
Hợp chất Bari Hidroxit Ba(OH)2: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.
Nhận biết Ba(OH)2
Phản ứng hóa học: Ba(OH)2 + CO2 → H2O + BaCO3↑
Điều kiện phản ứng
– Không có
Cách thực hiện phản ứng
– Sục khí CO2 qua dung dịch Ba(OH)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 trong dung dịch
I. Định nghĩa
– Định nghĩa: Bari hiđroxit là hợp chất hóa học với công thức hóa học Ba(OH)2. Được biết đến với tên baryta, là một trong những hợp chất chính của bari.
– Công thức phân tử: Ba(OH)2
Xem thêm : Đầy bụng xì hơi khi mang thai
– Công thức cấu tạo: HO-Ba-OH
II. Tính chất vật lí & nhận biết
– Tính chất vật lý: Là chất rắn, có màu trắng, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm.
– Nhận biết: Dung dịch Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng do có tính bazơ.
III. Tính chất hóa học
* Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.
– Làm đổi màu chất chỉ thị: quỳ tím chuyển sang màu xanh và phenolphthalein chuyển sang màu hồng.
– Tác dụng với các axit (phản ứng trao đổi):
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
– Tác dụng với oxit axit: SO2, CO2… → Tùy tỉ lệ có thể tạo thành 2 muối: muối trung hòa và muối axit.
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3↓ + H2O
Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2
– Tác dụng với muối:
Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
* Ngoài ra, còn phản ứng với 1 số chất hữu cơ như: axit hữu cơ, este…
– Tác dụng với các axit hữu cơ → muối:
Xem thêm : Nhuộm tóc hết bao nhiêu tiền? Bảng giá nhuộm Nam – Nữ 2024 tại các salon lớn
2CH3COOH + Ba(OH)2 → 22Ba + 2H2O (CH3COO)
– Phản ứng thủy phân este (phản ứng xà phòng hóa):
2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → 22Ba + 2C2H5OH (CH3COO)
* Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
– Tác dụng với hiđroxit lưỡng tính:
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O
IV. Điều chế
Bari hidroxit có thể được điều chế bằng cách hòa tan bari oxit (BaO) trong nước:
BaO + H2O →Ba(OH)2
V. Ứng dụng
– Về mặt công nghiệp, bari hidroxit được sử dụng làm tiền thân cho các hợp chất bari khác. Bari hiđroxit ngậm đơn nước (Monohydrat) được sử dụng để khử nước và loại bỏ sunfat từ các sản phẩm khác nhau.
– Ứng dụng này khai thác độ tan rất thấp của bari sunfat.
– Ứng dụng công nghiệp này cũng được áp dụng cho phòng thí nghiệm.
–
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ba(OH)2 có kết tủa không – Ba(OH)2 màu gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Chuyên đề Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8, Trắc nghiệm Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp