Bà bầu 3 tháng cuối uống rau má được không?

Rau má là một loại thực phẩm phổ biến và cũng là loại thảo dược được nhiều người biết đến tại Việt Nam. Một trong những vấn đề được quan tâm nhất liên quan đến thảo dược này là “bà bầu 3 tháng cuối uống rau má được không”. Nếu độc giả cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé!

Bà bầu 3 tháng cuối uống rau má được không?

Theo các chuyên gia y học cổ truyền, rau má có vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu được sử dụng trong các trường hợp nóng trong, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amydal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, tiểu dắt tiểu buốt, mụn nhọt, mụn trứng cá…

Rau má là một loại thảo dược khá lành tính, gần như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng. Tuy nhiên với những đối tượng có cơ địa đặc biệt và nhạy cảm như phụ nữ mang thai hay bà bầu thì cần phải thật sự cẩn trọng.

Nguyên nhân là bởi rau má có tính hơi hàn nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạnh bụng hay nhiễm hàn nếu sử dụng không đúng cách. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai, làm tăng nguy cơ sảy thai.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng các bà bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ tuyệt đối không nên uống rau má, cũng như sử dụng các loại thực phẩm có tính hàn cao. Vì giai đoạn đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất: phụ nữ mới tiếp nhận bào thai, cơ thể chưa ổn định và thai nhi vẫn còn non yếu, chưa cứng cáp… nên sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu.

Còn trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì các bà bầu vẫn có thể sử dụng được nhưng cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa sản và dùng đúng theo hướng dẫn.

Lợi ích cho bà bầu khi uống rau má vào 3 tháng cuối

Các bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ nếu dùng rau má đúng cách sẽ mang lại được một số lợi ích tốt cho sức khỏe, đó là:

+ Bổ sung hàm lượng lớn chất xơ, cùng nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như: vitamin A, vitamin B2, vitamin C, sắt, canxi, phospho, kali…

+ Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé: các vitamin khoáng chất và một số dưỡng chất trong rau má sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho bà bầu đẩy lùi nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ bị ốm vặt, ho sốt, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp…

+ Giúp an thần, giảm căng thẳng lo âu: hoạt chất triterpenoids trong rau má có tác dụng cải thiện chức năng thần kinh, giảm stress, lo âu, giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh…

+ Giúp thanh nhiệt giải độc, trị nóng trong.

+ Giúp nhuận tràng, ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ thai kỳ cho các bà bầu.

+ Giúp lợi tiểu, đường tiểu thông thoáng hơn, ngăn ngừa tình trạng tiểu khó tiểu rắt ở phụ nữ mang thai.

+ Giúp chống oxy hóa, cải thiện làn da, làm chậm quá trình lão hóa da, giúp làn da khỏe khoắn và tươi sáng hơn.

+ Giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và làm lành các vết thương trong cơ thể.

Bà bầu nên uống rau má như thế nào cho đúng?

Như đã nhắc đến ở phần đầu của bài viết thì phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm nên sẽ cần phải thận trọng trong quá trình ăn uống, sinh hoạt nói chung và sử dụng rau má nói riêng. Để có được hiệu quả tốt và tránh những tác dụng phụ không đáng có thì bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ cần phải chú ý những điểm sau đây khi uống rau má:

+ Uống rau má với liều lượng hợp lý và tần suất phù hợp: mỗi ngày các bà bầu chỉ nên sử dụng khoảng 40g rau má tươi, mỗi tuần dùng khoảng 2 – 3 lần và sau 1 tháng uống đều đặn thì nên dừng 2 tuần rồi có thể tiếp tục uống lại.

+ Cần phải chọn mua rau má ở những địa chỉ uy tín, tránh mua phải rau má chất lượng kém, đặc biệt là không được có hóa chất, thuốc trừ sâu…

+ Cần sơ chế và rửa thật sạch rau má trước khi sử dụng để loại bỏ những bụi bẩn, tạp chất, vi sinh vật gây bệnh.

+ Nên sơ chế rau má qua với nước sôi trước khi chế biến và sử dụng để đảm bảo độ an toàn cao cho sức khỏe.

+ Những bà bầu có sức khỏe kém, huyết áp thấp hoặc có tiền sử động thai, sảy thai, hệ tiêu hóa không ổn định thì không nên sử dụng rau má vì sẽ có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu.

+ Nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng rằng độc giả đã có được câu trả lời cho vấn đề thắc mắc “Bà bầu 3 tháng cuối uống rau má được không”. Nếu muốn tìm hiểu thêm về nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích khác, xin vui lòng truy cập vào địa chỉ: https://nguyenlieuhoaduoc.vn/tin-tuc-su-kien/