Góc thắc mắc: Bầu ăn chè dưỡng nhan được không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video bầu 3 tháng đầu ăn chè dưỡng nhan được không

Chè dưỡng nhan là một món tráng miệng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là món ăn bổ dưỡng với nhiều loại thảo dược được kết hợp với nhau. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về món tráng miệng hấp dẫn này.

Chè dưỡng nhan gồm những nguyên liệu gì?

Không phải ngẫu nhiên chè dưỡng nhan lại được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn sử dụng. Sự yêu thích đó đến từ hương vị thơm ngon, hấp dẫn của các nguyên liệu thảo dược như nhựa đào, tuyết yến, nấm tuyết, bồ mễ, long nhãn, hạt chia, hạt sen, kỷ tử, táo đỏ. Mỗi một loại nguyên liệu lại có tác công dụng khác nhau. Công dụng cụ thể của từng loại thành phần như sau:

  • Hạt sen có công dụng giảm mất ngủ, điều hoà cơ thể, hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giảm nhanh tình trạng mụn trứng cá, kháng viêm.
  • Kỷ tử giúp cung cấp chất dinh dưỡng, bổ gan, giảm mỡ, cải thiện trạng thái tinh thần, kích thích ăn ngon – ngủ tốt.
  • Tuyết yến chứa hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất và acid tự nhiên, rất tốt cho cơ thể.
  • Long nhãn có khả năng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, thiếu máu. Đồng thời giúp bồi bổ cơ thể và an thần.
  • Táo đỏ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm thiểu cholesterol xấu trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện sức khoẻ tim mạch cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Hạt chia thúc đẩy quá trình giảm cân, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, cải thiện hệ tiêu hoá và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Nhựa đào hỗ trợ quá trình giảm cân, thải độc và làm mát gan, giúp tử cung phục hồi nhanh chóng sau sinh nở. Ngoài ra, nhựa đào còn có công dụng làm đẹp da, giảm thiểu tình trạng căng thẳng mệt mỏi, giúp vết thương nhanh lành và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Bồ mễ có chứa hàm lượng cao protein thực vật có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, bồ mễ cũng giúp đẩy nhanh quá trình phân huỷ cholesterol xấu, giảm khả năng hấp thụ calo từ thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất béo vào cơ thể.
Chè dưỡng nhan là món tráng miệng yêu thích của nhiều chị em

Chè dưỡng nhan có công dụng gì?

Để hiểu rõ vấn đề bầu ăn chè dưỡng nhan được không, các chị em cần nắm rõ những công dụng của món tráng miệng này. Như đã trình bày ở trên, chè dưỡng nhan kết hợp nhiều nguyên liệu tốt cho sức khoẻ cũng như làn da. Mỗi thành phần lại có một công dụng khác nhau và khi kết hợp với nhau mang tới các công dụng như:

  • Hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể.
  • Bồi bổ khí huyết, hỗ trợ phục hồi cơ thể sau sinh.
  • Bổ sung collagen giúp chống lão hoá, da căng mịn, trắng trẻo.
  • Cải thiện chứng mất ngủ, giúp ngủ sâu giấc.
  • Giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, tinh thần phấn chấn.
  • Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
  • Có tác dụng trong việc kiểm soát cân nặng, thúc đẩy quá trình giảm cân.
Góc thắc mắc: Bầu ăn chè dưỡng nhan được không? 02Mỗi nguyên liệu trng chè dưỡng nhan có một công dụng khác nhau đối với sức khoẻ

Có thể thấy, chè dưỡng nhan không chỉ là món tráng miệng có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn mà còn có rất nhiều công dụng làm đẹp và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khoẻ, dù có rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng mọi người chỉ nên sử dụng chè dưỡng nhan tối đa 2 lần/tuần, mỗi lần không quá 100ml.

Bầu ăn chè dưỡng nhan được không?

Chè dưỡng nhan với những tác dụng của mình đã được chị em tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại chè này, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Mặc dù chưa có bất kỳ bằng chứng hay nghiên cứu khoa học nào làm rõ các ảnh hưởng tiêu cực khi bà bầu sử dụng chè dưỡng nhan, nhưng theo quan niệm dân gian, chè dưỡng nhan không tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người mang thai dưới 20 tuần.

Theo đó, ăn chè dưỡng nhan có thể khiến tử cung co bóp, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, thành phần kỷ tử trong chè dưỡng nhan cũng làm tăng co thắt tử cung khiến thai nhi và mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Góc thắc mắc: Bầu ăn chè dưỡng nhan được không? 03Bà bầu mang thai dưới 5 tháng không nên sử dụng chè dưỡng nhan

Từ tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu có thể sử dụng chè dưỡng nhan nhưng cần nấu loãng, loại bỏ nguyên liệu kỷ tử và ăn với tần suất 1 – 2 bát chè/tuần, mỗi bát chè khoảng 200 – 250gr.

Như vậy thắc mắc “Bầu ăn chè dưỡng nhan được không?” đã có câu trả lời. Dù chưa được khoa học chứng minh nhưng để đảm bảo an toàn tối đa cho mẹ bầu và thai nhi, tốt nhất chị em nên tránh sử dụng chè dưỡng nhan trong những tháng đầu thai kỳ.

Một vài lưu ý khi sử dụng chè dưỡng nhan?

Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng chè dưỡng nhan, chị em hãy ghi nhớ một vài lưu ý sau đây:

  • Nên mua các nguyên liệu làm chè dưỡng nhan tại cơ sở buôn bán uy tín. Không nên mua các set chè dưỡng nhan bán sẵn trên thị trường để tránh mua phải nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu giả, dễ ảnh hưởng tới sức khoẻ.
  • Thành phần nhựa đào trong chè dưỡng nhan có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn như ngộ độc, khó tiêu. Vì vậy, khi nấu chè, bạn nên cho ít nhựa đào hoặc có thể không cho nguyên liệu này.
  • Bên cạnh phụ nữ mang thai, người bệnh đường tiêu hoá, bụng yếu, người đang bị tiêu chảy cũng không nên sử dụng chè dưỡng nhan. Bởi có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi cũng là những đối tượng không nên sử dụng chè dưỡng nhan.
  • Tránh ăn chè dưỡng nhan quá nhiều bởi tính hàn trong chè có thể gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.

Chè dưỡng nhan, mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khoẻ và làm đẹp. Nhưng không phải cái gì bổ cũng tốt với tất cả mọi người. Vì vậy, để chè dưỡng nhan phát huy tốt các tác dụng của mình, người sử dụng nên dùng đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng.

Trên đây Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp thắc mắc “Bầu ăn chè dưỡng nhan được không?”. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho những chị em đang mang bầu.

Xem thêm:

  • Cùng nhau giải đáp: Bầu ăn sâm bổ lượng được không?
  • Tại sao mang thai 7 tuần bị đau lưng? Hướng dẫn cách giảm đau hiệu quả