Đậu phụ là món ăn vừa ngon, vừa rẻ mà lại giàu dinh dưỡng. Nhưng liệu các bà bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không? Và nếu được thì số lượng bao nhiêu là hợp lý. Bài viết dưới đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải thích cụ thể hơn về thắc mắc này.
>>> Xem thêm:
Bạn đang xem: Bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn đậu xanh được không? 6 tác dụng mẹ bầu cần biết
- Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn gà ác không? 6 món ngon từ gà ác
- Mang thai 3 tháng đầu có được ăn giá đỗ không?
1. Bầu 3 tháng đầu ăn đậu phụ có sao không?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn được đậu phụ nhưng với số lượng vừa phải. Đậu phụ là một món ăn có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu trong 3 tháng đầu như protein, canxi, sắt, chất xơ, magie, nồng độ estrogen thực vật cao,…
Nhờ đó, đậu phụ có khả năng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu như bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, ngăn ngừa loãng xương,… Phần tiếp theo là những phân tích về thành phần dinh dưỡng và nhiều lợi ích khác của đậu phụ, giúp mẹ bầu 3 tháng đầu cảm thấy yên tâm hơn đưa vào thực đơn của mình.
>>> Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn có được ăn giá đỗ hay không?
2. Tác dụng của đậu phụ đối với mẹ bầu 3 tháng đầu
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên đưa đậu phụ vào thực đơn vì thực phẩm này có những dưỡng chất mang lại nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu. Cụ thể như sau:
Thành phần dinh dưỡng (100g) Định lượng Năng lượng 480 cal Nước 5,78g Protein 47,9g Tổng lượng lipid 30g Chất xơ 7.2g Carbohydrate 14g Canxi 364 mg Sắt 9,7g Magiê 59 mg Phốt pho 483 mg Kali 20 mg Natri 6 mg Kẽm 4,9g Đồng 1,1 mg Vitamin C 0,7 mg Thiamin 0,49 mg Riboflavin 0,31 mg Niacin 1,1 mg Axit pantothenic 0,4 mg Vitamin B6 0,28 mg Folate 92 ug Vitamin A 518 IU
Dưới đây là những lợi ích khi ăn đậu phụ đối với bà bầu mang thai 3 tháng đầu:
2.1 Giúp hỗ trợ phát triển các tế bào cho thai nhi
Trong vòng 10 – 16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Thời điểm này, mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt và acid folic vì 2 thành phần này tốt cho hệ thần kinh nên sẽ hỗ trợ cho quá trình tạo ra tế bào cho thai nhi. Từ tuần thứ 4 của thai kỳ là giai đoạn phôi thai và nhau thai được hình thành. Giai đoạn này rất cần nhiều năng lượng, chất đạm, chất béo.
Ăn đậu phụ là một cách để mẹ bầu 3 tháng cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất trên. Bởi vì trong 100g đậu phụ có chứa 480 cal năng lượng, 47,9g protein, 9.7g sắt cung cấp năng lượng và máu cho quá trình hình thành tế bào cho thai nhi.
2.2 Chất sắt có trong đậu phụ giúp ngừa sinh non và sinh con nhẹ cân
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ cần nạp hàm lượng sắt gấp đôi bình thường để tạo ra nhiều máu nuôi cơ thể và bào thai đang lớn dần. Thiếu sắt trong giai đoạn này sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân. Ăn đậu phụ là một cách giúp mẹ bầu nạp một lượng sắt dồi dào cho cơ thể vì trong 100g đậu phụ có chứa 9,7g sắt.
2.3 Kẽm có trong đậu phụ giúp tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme
3 tháng đầu là lúc phôi thai hình thành, quá trình hình thành tế bào diễn ra mạnh mẽ. Đó là lý do cơ thể mẹ cần nhiều khoáng chất kẽm lúc này. Kẽm tham gia vào quá trình phân chia tế bào, hỗ trợ tạo tế bào mới, hoạt hóa nhiều enzyme khác nhau. Chính vì thế, đưa đậu phụ vào bữa ăn, mẹ bầu sẽ có được một lượng kẽm (4,9g/100g) cần thiết cho thai kỳ.
2.4 Thúc đẩy miễn dịch cho người mẹ trong 3 tháng đầu
So với phụ nữ không mang thai, mẹ bầu sẽ dễ nhiễm trùng và dễ bị lây bệnh hơn. Các nhà khoa học chỉ ra rằng hệ miễn dịch của mẹ bầu phải kìm nén trong thai kỳ để ngăn không cho cơ thể từ chối thai nhi.
Xem thêm : Động từ là gì? Cho một số ví dụ về động từ
518 IU Vitamin A có trong 100g đậu phụ là dưỡng chất chống oxy hóa mạnh mẽ được cơ thể hấp thụ ở dạng beta-carotene, rất cần thiết để chống lại nguy cơ nhiễm trùng và các dị tật bẩm sinh. Vitamin A giúp tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
2.5 Chất Isoflavones trong đậu phụ làm sạch các gốc tự do, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Sức khỏe mẹ bầu 3 tháng đầu luôn bị đe dọa bởi nhiều loại vi khuẩn, virus như virus bại liệt, viêm gan A, mụn rộp và sốt rét,… Việc bổ sung chất Isoflavones có trong đậu phụ giúp làm sạch các gốc tự do, hạn chế và ngăn ngừa nhiễm trùng thai kỳ. Tuy nhiên, việc bổ sung này cần diễn ra trong thời gian hợp lý (3 lần/tuần). Nếu mẹ bầu dùng chúng trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm.
2.6 Hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi
Bắt đầu từ tuần thứ 8 của thai kỳ (tương đương 6 tuần sau thụ tinh), chồi chi dưới, các ngón tay bắt đầu hình thành. Tiếp đó, cổ và thân mình bắt đầu duỗi thẳng. Cánh tay thai nhi phát triển và khuỷu tay xuất hiện. Cung cấp canxi trong giai đoạn 3 tháng đầu là rất cần thiết giúp thai nhi phát triển. Trong 100g đậu phụ chứa 364 mg canxi sẽ giúp mẹ bầu góp phần tăng trưởng xương của thai.
2.8 Giúp sản xuất tế bào máu
Thiếu máu gây sảy thai hay thai lưu trong 3 tháng đầu. Thiếu máu còn gây tình trạng suy thai. Trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, sinh non tháng, vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài. Đậu phụ là thực phẩm giàu chất sắt và đồng (trong 100g đậu phụ chứa 9,7g sắt và 1,1 mg đồng), hỗ trợ tạo tế bào máu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
2.9 Phát triển não bộ của thai nhi
Protein là một dưỡng chất không thể thiếu được trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Đặc biệt, đây cũng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển trí não của bé.
Cụ thể, protein có tác dụng tăng cường chức năng của các tế bào não và giúp phát triển não bộ khỏe mạnh toàn diện. Kẽm có tác dụng làm tăng sức mạnh của các tế bào thần kinh và chất dẫn truyền thần kinh. Trong 100g đậu phụ chứa 47,9g protein và 4,9g kẽm sẽ giúp phát triển não bộ của thai nhi một cách toàn diện.
3. Cách ăn đậu phụ đúng cách
Mặc dù đậu phụ là thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, tuy nhiên, không phải ăn nhiều là sẽ tốt. Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 bữa đậu phụ chưa chiên, mỗi lần không quá 100g.
Đậu phụ là loại thực phẩm rất dễ ăn và đa dạng trong cách chế biến. Mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: đậu phụ rán, đậu phụ hấp, đậu phụ rim,… tùy thuộc vào khẩu vị.
4. Các món ăn được chế biến từ đậu phụ dành cho bà bầu 3 tháng đầu
Để kích thích khẩu vị ăn uống trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên thay đổi nhiều cách chế biến từ đậu phụ. Ví dụ như:
Canh đậu phụ rong biển
Nguyên liệu:
- Đậu hũ non 200 g.
- Rong biển 100 g.
- Nấm mỡ 50 g (có thể thay thế loại nấm khác).
- Tôm khô 10 g.
- Gừng 2 lát.
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Đậu phụ cắt miếng vuông vừa ăn.
- Rong biển rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Nấm mỡ rửa nhẹ với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng rồi thái lát.
- Tôm khô rửa sạch sau đó cho ra bát để riêng.
- Cho vào nồi khoảng 500ml nước, sau đó đun sôi, cho vào một ít gia vị nêm rồi thả đậu hũ đã cắt miếng vào. Sau đó, đợi nước sôi thả rong biển vào.
- Cho tôm khô vào, chú ý đảo nhẹ để tránh làm vỡ đậu hũ và nát rong biển.
- Thả thêm nấm và rừng đã cắt lát vào.
- Thêm hạt nêm và nếm lại cho vừa ăn, nấu tiếp khoảng 2 phút thì tắt lửa.
Đậu phụ hấp tôm trứng
Nguyên liệu:
- Đậu hũ non 1 hộp.
- Trứng 3 quả.
- Tôm 8 con.
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Tôm lột vỏ, ướp tiêu, gia vị.
- Đập trứng vào bát, khuấy đều, thêm ít nước, tỉ lệ 2:1.
- Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ.
- Trộn trứng và đậu phụ vào bát lớn.
- Cho vào xửng hấp 8-10 phút.
- Cho tôm vấp hấp tiếp 5 phút.
- Pha nước gia vị: dầu mè, hành, hạt tiêu, đường,… vừa miệng là được.
- Đổ gia vị lên trên, rắc thêm hành lá thái nhỏ.
Đậu rán
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 4 miếng
- Dầu ăn: lượng vừa đủ
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Cắt đậu phụ thành từng miếng đều nhau.
- Dùng khăn giấy thấm hết nước thừa ở mỗi miếng đậu.
- Dùng chổi quét một lớp dầu mỏng lên từng miếng đậu.
- Đặt chảo lên bếp, đổ lượng dầu vào sao cho ngập được mặt đậu. Ngay sau đó, cho các miếng đậu vào.
- Bật bếp và chiên đậu ở lửa nhỏ.
- Khi bắt đầu dầu nóng, đậu phụ trong chảo sẽ nổi từ từ lên trên mặt dầu. Khi đậu đã nổi lên, bạn tăng lửa to lên và lật đều.
- Khi đậu vàng đều khắp các mặt, gắp đậu ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu.
Đậu phụ chiên trứng
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 1 hộp (khoảng 510g).
- Trứng gà hoặc vịt: 1 quả.
- 1 ít hành lá xanh.
- Bột bắp.
- Dầu chiên.
- Gia vị: muối, tiêu.
- Nước chấm: 1 thìa dầu mè, 1 thìa nước lọc, 1 thìa nước tương, 1 thìa hành lá cắt nhỏ, 1 chút tiêu xay, 1 thìa mè rang, ớt.
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Đập trứng vào bát, cắt nhỏ hành lá, đánh tan lòng đỏ và trắng đều nhau, thêm một chút muối và tiêu.
- Cắt đậu phụ thành từng miếng nhỏ vừa ăn, sau đó lăn từng miếng qua lớp bột bắp.
- Cho đậu khuôn vào hỗn hợp trứng, nhúng đều cả 2 mặt.
- Làm nóng một ít dầu trong chảo, cho đậu vào chiên vàng giòn đều 2 mặt, đậu chín vớt ra để ráo dầu.
Đậu phụ sốt chanh leo
Nguyên liệu:
– Đậu phụ: 3 chén, cắt miếng có kích cỡ khoảng 1,25cm. – Bột ngô: 6 muỗng – Muối tùy theo khẩu vị – Dầu ăn: 2-3 muỗng – Hành lá, cắt nhỏ: 1 muỗng
Làm nước sốt chanh leo:
– Hỗn hợp gừng tỏi nhuyễn: 1 muỗng – Xì dầu: 1,5 muỗng – Bột ớt đỏ: 2 muỗng – Lá bạc hà xắt nhỏ: 1 muỗng. – Nước cốt chanh leo (điều chỉnh theo khẩu vị):1 muỗng
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Đậu phụ cắt miếng nhỏ rồi rắc bột ngô lên đều khắp miếng đậu.
- Trộn tất cả các nguyên liệu làm nước sốt với nhau rồi để sang một bên trong thời gian từ 20-30 phút.
- Làm nóng chảo rồi cho dầu ăn vào, chiên đậu cho đến khi các mặt của đậu có màu vàng nâu. Sau đó cho đậu ra ngoài.
- Vẫn chảo đó, làm nóng chảo rồi cho nước xốt vào, khi nước xốt bắt đầu sôi, cho đậu phụ vào trộn đều. Khi đậu đã ngấm đều nước xốt, thêm hành lá vào đảo nhẹ và tắt bếp.
Đậu phụ rim cay
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 1 hộp (khoảng 510g).
- Dầu ăn: 3 muỗng.
- Dầu mè: 1 muỗng.
- Dầu vừng: 1 muỗng.
- Tỏi, băm nhỏ: 1 tép.
- Hành tây, xắt nhỏ: 2 củ.
- Nước sốt: 1 muỗng canh nước tương.
- 1 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng canh bột ớt dạng mảnh.
- ½ chén nước, khuấy đều trong một bát.
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần là gì ? Quyền và nghĩa vụ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch đậu phụ rồi thấm khô. Cắt thành các miếng vừa ăn, có độ dày 0.75cm.
- Thêm dầu ăn vào chảo, đun nóng. Cho đậu phụ vào chảo, chiên vàng từ 7-8 phút rồi lật đậu, chiên thêm 7-8 phút cho đậu vàng giòn.
- Cho đậu phụ ra giấy thấm dầu.
- Đun nóng một ít dầu ăn trong chảo ở nhiệt độ trung bình cao.
- Thêm hành tây, tỏi, một ít hành lá (để lại 1 ít hành lá đến lúc cuối để trang trí). Đảo đều cho hành tây xém vàng.
- Thêm hỗn hợp nước sốt vào, rồi đun cho đến khi hỗn hợp nước sốt sệt lại.
- Cho đậu phụ vào, đảo đều rồi nấu trong vài phút. Thêm 1 chút dầu mè vào, đảo đều.
- Rắc một ít hạt vừng, hành lá lên rồi cho ra đĩa thưởng thức với cơm.
5. Tác dụng phụ nếu ăn đậu phụ không đúng cách
Đậu phụ là món ngon, giá thành rẻ mà tiện lợi lại bổ dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu nhưng ăn đậu phụ không đúng cách gây nguy hại như sau:
- Ảnh hưởng tới tiêu hóa protein và làm rối loạn tuyến tụy: Protein trong đậu phụ khi được nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa.
- Dẫn đến thiếu iốt: Đậu tương dùng để chế biến thành đậu phụ có chứa Saponin, chất này khiến cho i-ốt trong cơ thể bài tiết nhanh hơn. Ăn đậu phụ thường xuyên trong thời gian dài sẽ rất dễ làm cơ thể thiếu i-ốt và dẫn đến các bệnh về thiếu i-ốt.
- Gây co thắt và rối loạn tiêu hóa: Đậu phụ có chứa axit phytic, liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magie, do đó, nó ngăn ngừa đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng, gây co thắt và rối loạn tiêu hóa.
- Gây độc cho hệ thần kinh và thận của mẹ, cũng như thai nhi: Đậu phụ rất giàu axit hữu cơ Oxalat. Axit hữu cơ Oxalat được hấp thụ vào cơ thể từ đậu phụ, nó được bài tiết vào nước tiểu nhưng không thể chuyển hóa. Trong nước tiểu, nó kết hợp với canxi để tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, kết tủa tạo thành sỏi thận. Đậu phụ bảo quản không tốt, không rõ nguồn gốc dễ bị nhiễm khuẩn C. Botulinum gây ra ngộ độc thần kinh.
- Làm tăng nguy cơ ung thư vú: Hàm lượng isoflavone trong đậu phụ có thể gây đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh ung thư vú.
Bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung đậu phụ vào trong thực đơn của mình nhưng tối đa chỉ 3 lần/tuần. Bên cạnh đậu phụ, chị em hãy bổ sung đa dạng thực phẩm để cơ thể được cung cấp đa dạng dưỡng chất cho cả thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp