Mì tôm là món ăn liền, dễ chế biến được nhiều người yêu thích. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã khuyến cáo không nên tiêu thụ quá nhiều mì tôm vì không tốt cho sức khỏe. Vậy bà bầu ăn mì tôm được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng theo dõi bài viết để giải đáp thắc mắc này.
- Dàn diễn viên của 'Kishiryu Sentai Ryusoulger' chính thức ra mắt
- Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
- VẬT LIỆU CƠ KHÍ? TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ?
- Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì
- Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không? Vì sao bà bầu cần thận trọng khi dùng cây thuốc này
Những thành phần của mì tôm không tốt cho phụ nữ mang thai
Trong mì tôm có một số thành phần nếu bà bầu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể:
Bạn đang xem: Bầu ăn mì tôm được không? Những thành phần mì tôm không tốt cho mẹ bầu?
Muối
Trong 100g mì tôm có chứa 2.5g muối, nếu mẹ bầu thường xuyên nạp quá nhiều mì ăn liền vào cơ thể sẽ khiến cơ thể tích tụ quá nhiều muối, dễ dẫn đến cao huyết áp. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con trong quá trình sinh nở.
Bột mì tinh chế
Với các loại thực phẩm qua tinh chế thì chất dinh dưỡng hầu như biến mất, không còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Và bột mì cũng không ngoại lệ, tuy nhiên các nhà sản xuất không công bố giá trị dinh dưỡng còn lại trong bột mì.
Chất bảo quản
Hầu hết mì ăn liền hiện nay đều chứa chất bảo quản, thực phẩm tổng hợp hoặc hương liệu,… Điều này nhằm bảo quản thực phẩm có thể sử dụng lâu dài và hỗ trợ hương vị hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, lại cực kỳ có hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Bột ngọt
Bột ngọt là một thành phần được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm. Việc sử dụng bột ngọt trong mì tôm giúp tăng hương vị thơm ngon một cách hiệu quả đồng thời kéo dài thời gian sử dụng. Mặc dù trong mỗi gói mì tôm không chứa quá nhiều bột ngọt nhưng nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và bé.
Chất béo chuyển hóa
Xem thêm : Người bị ho nên hay không nên ăn thịt gà?
Tất cả chất béo trong mì ăn liền đều là chất béo chuyển hóa. Khi đi vào cơ thể với số lượng lớn, hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao, điều này thực sự không có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé sau này.
Xem thêm: 1 gói mì bao nhiêu calo
Thành phần TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) độc hại
TBHQ là một chất độc tổng hợp từ dầu mỏ mà hiện nay thường được sử dụng làm chất bảo quản trong mì tôm. Mặc dù chỉ chứa một lượng nhỏ nhưng nếu sử dụng thường xuyên sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi như thế nào?
Tăng huyết áp
Mì tôm có hàm lượng muối rất cao, tích tụ muối cao lâu ngày gây áp lực lên thành mạch, làm tăng sức cản ngoại vi và gây ra chứng cao huyết áp ở bà bầu. Phụ nữ mang thai có thể bị tiền sản giật do cao huyết áp dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Loãng xương
Mì tôm chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu và chất tạo màu, bao gồm cả phosphate để tăng hương vị. Phosphate khiến bà bầu ăn ngon nhưng lại dễ gây loãng xương, khó hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác. Chất này có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển xương và răng miệng của trẻ.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Mang thai khiến nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến nhu động ruột hoạt động chậm lại, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai. Bà bầu ăn mì gói nhiều sẽ khiến tình trạng táo bón kéo dài vì hàm lượng chất xơ trong mì ăn liền rất ít. Ngoài ra hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng khi phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa mì tôm.
Tăng nồng độ cholesterol
Trong 100g mì tôm có 19.5g chất béo nên ăn nhiều mì ăn liền sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Kết quả là chất béo tích tụ trong máu làm hẹp mạch máu gây xơ vữa động mạch, máu khó lưu thông và dễ gây đột quỵ.
Bầu ăn mì tôm được không?
Như đã đề cập ở trên, mì tôm là món ăn tiện lợi, mùi vị hấp dẫn nhiều người. Có thể trong quá trình thai nghén mẹ bầu thèm ăn mì tôm. Vậy bầu ăn mì tôm được không?
Qua phân tích các thành phần của mì tôm, bạn có thể thấy rằng hầu hết những thành phần này đều có hại cho sức khỏe, nghèo chất dinh dưỡng với cơ thể. Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thèm do thai nghén thì có thể ăn 1 – 2 gói để dập tắt cơn thèm thì vẫn được nhưng không được ăn nhiều. Đặc biệt không thay thế mì ăn liền cho bữa ăn chính. Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường xuyên thèm ăn mì ăn liền, có thể thử tự làm mì tại nhà từ các nguyên liệu như rau củ quả, các loại ngũ cốc,…
Cách ăn mì tôm an toàn cho phụ nữ mang thai
Nếu muốn ăn mì tôm vì ốm nghén thì bà bầu nên ăn đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên để mẹ bầu hạn chế tác hại của mì gói đối với sức khỏe:
- Tần suất ăn mì tôm của bà bầu chỉ nên 2 – 3 lần/tháng, mỗi lần chỉ nên ăn 1 gói.
- Ăn mì tôm kết hợp các loại rau xanh, trứng, thịt,… để bổ sung vitamin, chất đạm cho cơ thể.
- Cách nấu mì tôm cho bà bầu: Bà bầu nên luộc mì trong nước rồi sơ chế với các thực phẩm khác. Mục đích là để loại bỏ một số chất béo và hóa chất dư thừa trong mì. Bà bầu chỉ nên dùng 1/2 gói gia vị để hạn chế lượng muối, không nên sử dụng gói dầu mỡ, không uống nhiều nước mì.
Để trả lời câu hỏi bầu ăn mì tôm được không thì dựa trên những phân tích trên tốt nhất mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn thai kỳ. Nếu thèm vì ốm nghén thì có thể ăn 1 gói/lần nhưng không nên ăn quá 2 lần/tuần. Mì tôm có nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi do đó cần cân nhắc trước khi ăn. Mẹ bầu nên thay thế mì tôm bằng các loại thực phẩm an toàn và tốt cho sức khoẻ hơn như trái cây, các loại hạt, ngũ cốc,…
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp