3 tháng đầu là thời kỳ thai nhi chưa ổn định, chính vì vậy chế độ dinh dưỡng cần hết sức lưu ý. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi hay không và nên ăn món gì? Để giải đáp vấn đề này, mời mẹ bầu và gia đình cùng xem qua bài viết sau đây.
Rau mồng tơi là loại rau có vị thanh mát, thơm ngon và giàu dinh dưỡng được trồng nhiều tại Việt Nam. Với tính hàn, vị mát và dễ chế biến, tốt cho sức khỏe, mồng tơi rất được ưa chuộng trong bữa ăn của các gia đình. Vậy thì với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi hay không, cách sử dụng mùng tơi thế nào cho đúng và chế độ ăn trong thời kỳ tam cá nguyệt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn đang xem: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi không?
Tìm hiểu mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi hay không?
1. Giá trị dinh dưỡng trong mồng tơi
Rau mùng tơi chứa ít chất béo và calo, nhiều vitamin và khoáng chất cùng những chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe như beta carotene, carotenoid, zeaxanthin, lutein mang đến tác dụng phòng ngừa bệnh tật, ngưa ngừa lão hóa. Trong lá và thân rau mồng toi chứa nhiều chất xơ, chất nhầy và phi tinh bột polysaccharide.
Xem thêm : Giải mã chân 22cm đi giày size bao nhiêu chuẩn nhất?
Trung bình, 100g mồng tơi cung cấp 102mg (hoặc 102%) nhu cầu vitamin C, 1,2mg (15%) nhu cầu sắt, 8000 IC (267%) nhu cầu vitamin A mỗi ngày cho cơ thể người. Thêm vào đó, rau mồng tơi còn cung cấp vô số những chất khoáng cần thiết như mangan (23%RDA/100g), Kali (11%RDA/100g), đồng, magiê, canxi.
2. Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi?
Trong rau mồng tơi chứa dồi dào vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, do đó đáp án cho câu hỏi mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi chính là mẹ bầu nên ăn để cơ thể cùng thai nhi được bổ sung được nhiều dưỡng chất thiết yếu. Bên cạnh đó, mồng tơi là loại rau giải nhiệt cho ngày nóng bức hiệu quả cũng như mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mẹ bầu:
- Trị táo bón: Chất xơ và chất nhầy trong rau mồng tơi kích thích nhu động ruột để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Tăng sức đề kháng: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của thai phụ suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị cúm, cảm sốt, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong rau mồng tơi giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa những chứng bệnh thường gặp.
- Giảm lượng cholesterol trong máu: Chất nhầy của rau mồng tơi có đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu cholesterol ngoại sinh và nội sinh, giúp đào thải cholesterol qua phân, giảm nguy cơ béo phì thai kì ở thai phụ.
- Cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư: Những sắc tố carotenoid, lutein, beta carotene cùng zeaxanthin sẽ chống lại những gốc tự do có hại, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Đồng thời, vitamin A chứa trong rau mồng tơi vừa giúp mẹ bầu phòng chống ung thư và nâng cao thị lực.
- Làn da mịn màng: Khi mang thai, làn da mẹ bầu xuất hiện dấu hiệu đen sạm. Vì vậy, thai phụ nên ăn rau mồng tơi 3 tháng đầu để khí huyết lưu thông tốt, da mẻ mịn màng hơn.
Phụ nữ mang thai nên ăn rau mồng tơi
3. Lưu ý khi ăn rau mồng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Vì rau mồng tơi tính hàn nên thai phụ đang bị sỏi thận, đại tiện lỏng, tiêu chảy cần hạn chế ăn. Bên cạnh đó, khi bảo quản rau mồng tơi trong tủ lạnh, mẹ bầu nên cho vào túi kín và lót một miếng vải ẩm vào trước khi đặt vào ngăn đựng rau củ để giúp rau tươi ngon và không mất chất.
4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
4.1. Tháng đầu tiên thai kỳ
Xem thêm : Mùng 1 nên mặc đồ màu gì để cả năm phát tài phát lộc
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, sự tăng cao hàm lượng hormone nội tiết tố khiến phụ nữ có các biểu hiện khác thường như: Bụng có cảm giác khó chịu, ăn nhiều, buồn nôn… Nhằm đảm bảo sự phát triển của bào thai và cải thiện tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm:
- Protein: Thực phẩm nhiều protein là tinh bột, thịt, cá.
- Canxi: Mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ, mẹ bầu nên uống 1 ly sữa để cung cấp canxi cho cơ thể phòng chống bệnh loãng xương, còi xương ở bé.
- Sắt: Thai phụ nên bổ sung thực phẩm chứa chất sắt thường xuyên như thịt lợn nạc, thịt bò… vào khẩu phần ăn để hạn chế tình trạng thiếu máu và thúc đẩy quá trình sản sinh máu.
- Ngũ cốc, rau xanh: Ăn nhiều các loại đậu, măng tây…
4.2. Tháng thứ 2 thai kỳ
Mẹ bầu nên làm phong phú thực đơn hơn với những thực phẩm chứa các chất có lợi. Dùng nhiều thực phẩm chứa axit folic và sắt như măng tây, đậu bắp, quả bơ, bông súp lơ, thịt lợn nạc, thịt lợn nạc… Hạt óc chó, sữa và sản phẩm làm từ sữa, các loại rau xanh, bánh mì, thịt, trứng. Đặc biệt uống nhiều nước hằng ngày.
4.3. Tháng thứ 3 thai kỳ
Tình trạng ốm nghén đã giảm đáng kể trong tháng thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng cho mình thực đơn dinh dưỡng đa dạng hơn. Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên dùng nhiều rau củ có lợi như cà rốt, bí đỏ, cải chíp, bông cải xanh, cải bó xôi, bắp ngọt, măng ty, khoai lang, khoai tây… Uống thêm sữa, uống nhiều nước hơn vào mỗi ngày. Bên cạnh đó, thai phụ có thể dùng những loại nước ép sinh tố, bổ sung một số loại vitamin bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Uống nhiều nước sẽ tốt cho thai phụ
Vậy là bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi hay không. Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai rất quan trọng cho sự khỏe mạnh của người mẹ và phát triển toàn diện của thai nhi, vì vậy thai phụ nên xây dựng cho mình thực đơn dinh dưỡng hợp lý, đồng thời có lối sinh hoạt lành mạnh, tập luyện các bài thể dục phù hợp. Tham khảo thêm kiến thức mang thai, sức khỏe mang thai cho mẹ bầu tại website thương hiệu Elipsport.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp