Theo Đông y rau nhút có rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên bà bầu cần thận trọng khi lựa chọn và sử dụng thực phẩm để có một thai kỳ suôn sẻ, thuận lợi đến tận khi vượt cạn an toàn. Có bầu ăn rau nhút được không?
Trước khi trả lời câu hỏi có bầu ăn rau nhút được không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm và thành phần dinh dưỡng của rau nhút. Qua đó có thể xác định các yếu tố gây hại và có lợi cho thai kỳ để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Bạn đang xem: Có bầu ăn rau nhút được không?
Đặc điểm của rau nhút
Rau nhút còn được gọi là rau rút, tên tiếng Anh là water mimosa, là loại cây thân thảo, xốp, mọc dưới nước và những vùng đất sát mặt nước thường xuyên ẩm ướt. Thân cây có những chiếc “phao” xốp màu trắng do các mô khí tạo thành để chúng nổi được trên mặt nước. Rau nhút sống dưới nước có thể phát triển tới 90 – 150cm nhưng ở môi trường trên cạn thân cây chỉ dài được khoảng 15cm. Lá cây có hình dáng và tính chất tương tự như lá cây trinh nữ, có hình lông chim kép nhỏ và độ nhạy cảm cao.
Hoa rau nhút bông nhỏ, màu vàng ánh lục, mọc thành cụm; quả có hình dáng tương tự các loại đậu, dẹp, dài khoảng 2.5 – 5cm. Rau nhút thường mọc tự nhiên hoặc được trồng dưới các ao, hồ, có mùi thơm đặc trưng, được dùng để nấu canh hoặc ăn sống.
Xem thêm : Khám phá TOP 7 trường dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ tại tphcm – Trường Đào Tạo Nghề HPCOM Việt Nam
Rau nhút là loại cây thân thảo, xốp, mọc dưới nước và những vùng đất sát mặt nước
Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau nhút:
- Nước: 90.4g
- Protein: 6g
- Carbohydrate: 2g
- Năng lượng: 28kcal
- Celluloza: 1.9g
- Glucid: 1.8g
- Kali: 3000mg
- Canxi: 381mg
- Phốt pho: 405mg
- Magie: 186mg
- Kẽm: 10.53mg
- Đồng: 2.97mg
- Các axit amin: Theonin, leucin, methionin,…
Có bầu ăn rau nhút được không?
Theo Đông y, rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không có độc tố, có tác dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng, thông huyết mạch, lợi tiểu, tiêu viêm,… Do đó rau nhút cũng thường được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Táo bón, chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu
- Hạ sốt, trị mụn, nóng trong
- Mất ngủ
- Phù nề
- Bướu cổ
Rau nhút có giá trị dinh dưỡng cao, bà bầu ăn rau nhút có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tuyệt đối không được ăn rau nhút sống, tái mà phải ăn rau đã được nấu chín. Rau nhút mọc dưới ao, hồ, ruộng nước nên có chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm, không an toàn với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Ngoài ra rau nhút còn có khả năng hút các kim loại nặng như chì, đồng, kẽm,… có trong môi trường sống của chúng. Bà bầu ăn rau nhút cũng cần chọn loại rau trồng ở nơi không bị ô nhiễm, không chứa nhiều kim loại nặng để tránh bị tích tụ trong cơ thể dẫn tới ngộ độc, rất nguy hiểm cho sức khỏe và mẹ và thai nhi.
Xem thêm : Có nên cho trẻ 3 tuổi uống sữa đêm không? Lợi bất cập hại
Bà bầu chỉ được ăn rau nhút đã nấu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ, không bị ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể
Lợi ích khi bà bầu ăn rau nhút
- Cải thiện táo bón thai kỳ: Rau nhút cung cấp chất xơ làm mềm phân và làm tăng khối lượng phân, cải thiện và ngăn ngừa táo bón rất phổ biến khi mang thai.
- Ngăn ngừa thiếu máu thai kỳ: Thể tích máu của bà bầu tăng 1.5 lần khiến nhu cầu của bà bầu về sắt và các vi chất tạo máu tăng cao. Rau nhút giàu vitamin B12, 1 vi chất tạo máu quan trọng, tham gia vào cấu tạo hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu hồng cầu khổng lồ cho bà bầu.
- Làm mát, thải độc cơ thể: Bà bầu ăn rau nhút có thể cải thiện tình trạng nóng trong, mọc mụn,…
- Giảm lo âu, căng thẳng: Rau nhút giàu vitamin B, nhóm vitamin có tác dụng kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, bảo vệ lớp myelin, kết nối các tế bào não, giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, lo âu rất hiệu quả.
- Bổ sung protein: Cung cấp protein không phải là ưu thế của các loại rau nhưng rau nhút là một ngoại lệ. Trong 100g rau nhút có chứa tới 6g protein làm nhiệm vụ duy trì và xây dựng các mô tế bào cho bà mẹ và thai nhi, định hình cấu trúc tế bào của thai nhi để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé.
- Bổ sung canxi cho bà bầu: Quan niệm dân gian cho rằng ăn rau nhút sẽ bị “rút xương”. Thực tế rau nhút rất giàu canxi, trong 100g rau nhút có chứa 381mg canxi, giúp bổ sung canxi cho bà bầu – rất tốt với hệ xương khớp của mẹ bầu.
- Ngăn ngừa phù nề: Bà bầu thường bị phù nề trong tam cá nguyệt thứ 3 khiến cơ thể càng thêm nặng nề và dễ mệt mỏi. Uống nước rau nhút mỗi tuần 1 lần sẽ giúp bà bầu giảm phù nề hiệu quả. Cách làm rất đơn giản, mẹ bầu lấy 2 nắm rau nhút (cả thân, lá, cành), rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15p để khử trùng rồi xay nhuyễn, lấy nước cốt uống.
Lưu ý: rau nhút tuy tốt nhưng mẹ không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Nên đa dạng các thực phẩm sử dụng trong thai kì. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp sử dụng viên uống: sắt, canxi, DHA… cho bà bầu để đảm bảo cung cấp đầy đủ những vi chất cần thiết. Chú ý tìm hiểu có bầu mấy tháng uống sắt và canxi để bổ sung đúng cách và hiệu quả nhất nhé!
Viên sắt và canxi cho bà bầu chính hãng từ Châu Âu
Chế độ dinh dưỡng trong thai kì có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn thật khoa học để mẹ và bé luôn đủ chất, khỏe mạnh mà vẫn đảm bảo những bữa ăn hợp khẩu vị và ngon miệng nhé. Chúc mẹ bầu có thai kì trọn vẹn, mẹ tròn con vuông.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp