Mang thai 3 tháng đầu có được ăn giá đỗ không?

Có nhiều ý kiến trái chiều cho câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu có ăn được giá đỗ không?” khiến các mẹ bầu phân vân không biết nên hay không nên ăn. Từ nghiên cứu của FDA, chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS khuyên mẹ bầu không nên ăn giá đỗ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Lý do sẽ được giải thích chi tiết ngay dưới đây.

Xem thêm:

  • Có thai 3 tháng đầu uống hạt chia được không?
  • Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hạt gì để tốt cho mẹ và thai nhi
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn hạt sen không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn giá được không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn giá đỗ, đặc biệt là giá đỗ sống vì nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn có hại. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) bà bầu không nên ăn các mầm của các loại hạt như đậu xanh – giá đỗ, cải xanh, vừng, củ cải trắng, cỏ đinh lăng, cỏ ba lá, cải củ,…

Bởi vì, trong các loại rau mầm chứa nhiều loại vi khuẩn có hại sinh sôi trong điều kiện môi trường ấm, ẩm ướt. Khi các loại hạt này nảy mầm thì phần vỏ bị nứt ra, nhiều loại vi khuẩn sẽ xâm nhập bên trong và phát triển song song với hạt mầm. Những loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong hoặc trên vỏ các loại hạt sẽ càng phát triển mạnh trong quá trình hạt mầm hình thành.

Salmonella, Listeria, E.coli là những loại vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy nhiều trong các loại rau mầm và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa.

Đối với các mẹ bầu đang mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ thì nên thận trọng với 3 loại vi khuẩn này. Bởi vì, chúng có khả năng đe dọa tới tính mạng của thai nhi. Cụ thể như sau:

  • Nhiễm khuẩn Salmonella: Salmonella (vi khuẩn thương hàn) sẽ giải phóng độc tố khi bị tiêu diệt bởi các dịch vị trong dạ dày khi tiêu hóa thức ăn. Những độc tố đó làm tổn thương tới lớp niêm mạc ruột gây đau bụng, tiêu chảy cấp . Chúng có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây đau đầu, hoặc gây nhiễm độc toàn cơ thể gây cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Nhiễm khuẩn Listeria: Vi khuẩn Listeria có thể gây nhiễm trùng đường ruột gây ra các triệu chứng như nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau cơ, cơ thể mệt mỏi. Nhiễm khuẩn Listeria có thể khiến sảy thai, thai chết lưu,…
  • Nhiễm khuẩn E. coli (Escherichia coli): Loại vi khuẩn Ecoli này có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy cấp, chảy máu ruột, thậm chí gây thương thận vĩnh viễn.

Các chuyên gia của FDA cũng khuyên mọi người không nên ăn các giá đỗ nói riêng và các loại rau mầm nói chung khi đang còn sống. Bởi vì, các loại vi khuẩn này không biến mất ngay cả khi các hạt mầm để trong điều kiện sạch sẽ hoặc được rửa bằng nước sạch.

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn giá đỗ được bán trên thị trường, thậm chí là giá đỗ tự làm. Bởi vì:

  • Với giá đỗ được bày bán: Có nguy cơ cao bị nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật, khử khuẩn hoặc thuốc kích thích nảy mầm. Các loại chất hóa học này gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh của mẹ bầu gây đau đầu ngộ độc. Còn với thai nhi thì có thể gây ra những dị tật bẩm sinh.
  • Với giá đỗ tự làm: Các loại vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển ngay cả khi ở trong điều kiện sạch sẽ. Giá đỗ và các loại rau mầm chỉ sinh sôi trong môi trường ấm, ẩm ướt – đây là điều kiện lý tưởng của các loại vi khuẩn kể trên. Do vậy, mẹ bầu vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn và gặp nguy hiểm khi ăn giá đỗ sống tự làm.

Từ những thông tin kể trên, chuyên gia MEDIPLUS khuyên mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn giá đỗ. Mẹ bầu nên hạn chế ăn giá đỗ tối đa nhất có thể, nếu ăn thì nên ăn giá đỗ đã được nấu chín. Tốt nhất là mẹ bầu nên thay thế giá đỗ và rau mầm bằng các loại rau tốt cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ.

2. Các loại rau bà bầu không nên ăn và nên ăn trong 3 tháng đầu

Rau xanh là loại thực phẩm mà bà bầu nên bổ sung nhiều vào thực đơn vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho việc mang thai. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau xanh đều mang lợi ích tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy, bà bầu nên biết được những loại rau nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu.

2.1 Các loại rau bà bầu không nên ăn

Một số loại rau tiêu biểu mà bà bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ, bao gồm:

KHOAI TÂY MỌC MẦM

Độc tố solanine trong khoai tây mọc mầm có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, tác động tới hệ thần kinh trung ương gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, thậm chí là co giật, hôn mê, tử vong. Độc tố này có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

RAU NGÓT

Trong rau ngót có một hàm lượng lớn chất papaverin có tác dụng làm giãn cơ trơn mạch máu nên có thể giảm đau, hạ huyết áp. Đến nay vẫn chưa có các chứng minh chất papaverin có thể gây sảy thai. Trong kinh nghiệm dân gian thì bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót vì loại rau này gây sảy thai. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu không nên ăn rau ngót trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

Bên cạnh đó, chất glucocorticoid trong rau ngót sẽ cản trở cơ thể hấp thu canxi, photpho – 2 dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong 3 tháng đầu để ngăn ngừa loãng xương, hình thành xương cho thai nhi.

NGẢI CỨU

Trong rau ngải cứu có chứa chất thujone có thể kích thích tử cung co bóp, tác động tới bào thai đang trong tình trạng chưa ổn định, gây sảy thai. Chất này còn có thể ảnh hưởng tới thận gây bệnh suy thận cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.

RAU CHÙM NGÂY

Chất alpha-sitosterol trong rau chùm ngây có khả năng làm co trơn tử cung dẫn tới sảy thai.

RAU RĂM

Rau răm gây kích thích tử cung co bóp nhiều hơn tác động tới bào thai đang trong quá trình làm tổ và bám vào thành tử cung. Tử cung có bóp nhiều có nguy cơ bong bào thai gây sảy thai.

KHỔ QUA

Tính đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chất nào trong khổ qua có khả năng gây sảy thai. Tuy nhiên theo một thực hiện trên chuột khi cho sử dụng khổ qua liều cao thì gây ra quái thai ở thai nhi chuột. Do đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn nhiều khổ qua.

MĂNG

Trong măng có hàm lượng chất xơ cao nên khi ăn nhiều măng vào cơ thể sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu. Chất xơ còn khiến cơ thể khó hấp thu các khoáng chất như kẽm, magie, sắt,… gây ra tình trạng táo bón do bị dư thừa.

RAU CHÂN VỊT

Trong rau chân vịt có hàm lượng axit cao gây cản trở cơ thể hấp thụ sắt từ các thực phẩm khác. Trong khi đó, 3 tháng đầu là thời điểm bà bầu rất cần chất sắt để tạo máu nuôi cơ thể và thai nhi. Thiếu sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu máu gây mệt mỏi cho mẹ bầu.

Bà bầu nên tránh các loại rau kể trên trong 3 tháng đầu thai kỳ, không phải tất cả các loại rau nếu phải tránh. Trên thực tế, có nhiều loại rau chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất.

2.2 Các loại rau bà bầu nên ăn

Ăn rau xanh đúng cách sẽ giúp bà bầu hấp thu được nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 3 loại rau mà bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên ăn:

BÍ ĐỎ

Ăn bí đỏ mang lại nhiều lợi ích tốt cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ nhờ có các dưỡng chất như:

  • Canxi (24mg): có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho bà bầu, tốt cho răng miệng.
  • Hàm lượng kali cao (349mg): có tác dụng ngăn ngừa chuột rút thai kỳ, cân bằng điện giải để giảm tình trạng mất nước gây mệt mỏi cho mẹ bầu.
  • Có nhiều loại vitamin như vitamin C (8mg), vitamin E (1.06mg): có tác dụng chống lại các gốc tự do tác động xấu tới các tế bào, gây viêm nhiễm, lão hóa. 2 loại vitamin này còn có tác dụng làm sáng và mịn da.

BẮP CẢI

Trong rau bắp cải có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Ví dụ như:

  • Hàm lượng cao canxi (48mg) và ( vitamin K (60μg): có tác dụng hỗ trợ xương chắc khỏe, giúp bà bầu có thể chịu được sức nặng của thai nhi đang lớn dần. 2 thành phần này cũng tham gia hình thành nên xương cho thai nhi.
  • Khoáng chất sắt (1.10mg): có tác dụng bổ máu và khí huyết.
  • Khoáng chất magie (13mg), kali (190mg), photpho (31mg): có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, ổn định huyết áp.

RAU CẢI XANH

Các loại rau cải xanh như cải thìa, cải ngồng, cải chíp, cải bẹ, cải đắng,… đều có nhiều lợi ích tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Điển hình như:

  • Hàm lượng vitamin K (497.3 μg) dồi dào: Có tác dụng duy trì ổn định nồng độ canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương cho bà bầu.
  • Hàm lượng magie (23mg) cao: Có tác dụng giảm cảm giác mệt mỏi ở bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ do ảnh hưởng của ốm nghén, góp phần vào quá trình tạo mô tế bào, xương cho thai nhi.
  • Nhiều loại vitamin như vitamin C (51mg), vitamin E (2.01mg), Beta-caroten (6300 μg): Có tác dụng chống lại các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu tới các mô tế bào, gây viêm nhiễm, đồng thời, cải thiện làn da cho bà bầu ở 3 tháng đầu thai kỳ.

RAU BÍ XANH

Cũng giống như quả bí đỏ, ngọn rau bí xanh cũng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điển hình như:

  • Hàm lượng canxi (100mg) và photpho (25.8mg) cao: Có tác dụng giúp xương và răng của mẹ bầu chắc khỏe, hỗ trợ hình thành xương cho thai nhi.
  • Hàm lượng chất xơ (1.7g) cao: Có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón thường gặp ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
  • Vitamin C (11mg): Có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp bà bầu 3 tháng đầu giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, thủy đậu, quai bị,…

Như vậy, bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn giá đỗ nói riêng và các loại rau mầm nói chung để tránh nhiễm khuẩn gây nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng bài viết đã giúp mẹ bầu trả lời được câu hỏi “Mang thai 3 tháng đầu có được ăn giá đỗ không”, đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về các loại rau nên và không nên ăn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.