[Góc giải đáp thắc mắc] Mẹ bầu có được truyền nước không?

Bà bầu có được truyền nước không

Đến đây hẳn là bạn đã rõ “truyền nước có tác dụng gì? Khi nào cần truyền nước?”. Vậy câu hỏi đặt ra là bà bầu có được truyền nước không?

Trong thời kỳ thai nghén, một số mẹ bầu có triệu chứng nghén nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, thậm chí bị rối loạn điện giải. Khi đó, việc truyền nước là một phương pháp giúp bù nước và chất điện giải nhanh chóng.

Vậy nên mẹ bầu vẫn được truyền nước bình thường và không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, việc truyền nước phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế có chuyên môn, đảm bảo các nguyên tắc về kỹ thuật truyền dịch và sát khuẩn các dụng cụ tiêm truyền.

Lưu ý, việc truyền nước chỉ là giải pháp để bổ sung nước và chất điện giải nhanh chóng trong trường hợp bị mất nước nặng, không nên dùng thay thế cho việc ăn uống. Nếu tình trạng ốm nghén ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì các mẹ nên cố gắng điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mà không lạm dụng việc truyền nước. Trường hợp mẹ bầu có các bệnh lý nền khác cần phải trao đổi kỹ càng với bác sĩ để xem có phù hợp truyền nước hay không.

Những lưu ý cho mẹ bầu khi truyền nước

Bà bầu có được truyền nước không

Việc truyền nước cho mẹ bầu cũng tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra. Sau khi tiêm truyền, một số phản ứng tại chỗ có thể xảy ra tại vị trí truyền nước như sưng, phù nề, đau do lệch vein. Ngoài ra, các tác dụng phụ có khả năng gặp phải gồm dị ứng, rối loạn điện giải, phù toàn thân, suy tim… Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu có thể bị sốc phản vệ gây đe dọa đến tính mạng. Do đó, trong và sau quá trình truyền nước, các mẹ cần chú ý theo dõi cơ thể, nếu có các dấu hiệu, triệu chứng bất thường cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Những lưu ý, thận trọng mà các mẹ bầu cần nhớ khi truyền nước là: