1. Bà bầu ăn sầu riêng được không?
Sầu riêng là một trong những loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Với người bình thường, sầu riêng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với bà bầu, do chế độ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên cần phải thận trọng. Vậy bà bầu ăn sầu riêng được không?
Bà bầu có thể ăn sầu riêng nhưng chỉ với một lượng dưới 150g/ngày
Nhiều người cho rằng sầu riêng có tính nóng nên có thể gây đầy hơi, khó tiêu ở và bà bầu đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng sầu riêng gây hại cho bà bầu và thai nhi mà ngược lại, nếu phụ nữ mang thai ăn sầu riêng với một lượng vừa phải sẽ mang đến nhiều lợi ích như bổ sung dưỡng chất, cung cấp vitamin và khoáng chất,…
2. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe
Sầu riêng là loại trái cây có mùi vị đặc trưng, tên khoa học là Durio Zibethinus Murray thuộc họ Gạo Bombacaceae. Sầu riêng rất giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng
Xem thêm : So sánh vé máy bay 4 hãng hàng không nội địa Việt Nam
Về dinh dưỡng, trong 100g sầu riêng có chứa:
- Carbohydrate: 27,1 – 34,1g.
- Năng lượng: 147 kcal.
- Protein: 1,47 – 2,8g.
- Chất béo: 5,33g.
- Chất xơ: 3,8g.
- Riboflavin: 0,2mg.
- Vitamin: vitamin A 2mcg, vitamin C 19,7mg,…
- Chất khoáng: magiê 3 mg, sắt 0,43mg, đồng 0,2mg, canxi 6mg, kali 436mg, phốt pho 39mg,…
Ngoài ra, trong thành phần của sầu riêng còn chứa các hợp chất có khả năng chống oxy hóa như carotenoids, anthocyanin, polyphenol và flavonoid.
Sầu riêng là trái cây có giá trị dinh dưỡng cao
Lợi ích của sầu riêng đối với sức khỏe
Đối với người bình thường, sầu riêng mang lại những lợi ích sau:
- Cải thiện tâm trạng: Sầu riêng giúp tạo tâm trạng thoải mái, thư giãn nhờ thành phần có hợp chất Tryptophan kích thích cơ thể sản xuất serotonin.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Với thành phần chất xơ cao, sầu riêng có tác dụng ngăn ngừa táo bón, chướng bụng, đầy hơi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thành phần kali có trong sầu riêng giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu, giảm cholesterol, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám thành mạch, tốt cho người bị cao huyết áp và tim mạch.
- Điều hòa glucose trong máu: Hàm lượng chất xơ trong sầu riêng sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và glucose, ngăn cản quá trình tăng đột ngột hàm lượng đường trong máu.
- Giảm nguy cơ ung thư: Sầu riêng chứa nhiều hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do với cơ thể, giảm nguy cơ hình thành và phát triển các tế bào, khối u ác tính.
- Hỗ trợ khả năng miễn dịch: Hàm lượng vitamin C có trong sầu riêng giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động tế bào bạch cầu. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất collagen đồng thời cũng là chất chống oxy hóa tốt cho da, móng và tóc.
3. Lợi ích của sầu riêng đối với bà bầu
Nếu tiêu thụ với hàm lượng phù hợp, đúng cách thì đối với bà bầu, sầu riêng có những tác dụng như sau:
- Hạn chế táo bón: Táo bón là một trong những vấn đề mà hầu hết mẹ bầu nào cũng mắc phải. Hàm lượng chất xơ cao trong sầu riêng có tác dụng nhuận tràng nên giúp hạn chế tình trạng táo bón xảy ra ở phụ nữ mang thai.
- Giảm nguy cơ trầm cảm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai khiến bà bầu dễ suy nghĩ tiêu cực, cáu ghét, mệt mỏi. Ăn sầu riêng với một lượng vừa phải sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng hiệu quả. Khi bà bầu cảm thấy vui vẻ, thoải mái sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết: Nhu cầu dinh dưỡng đối với bà bầu rất cao. Vì vậy sầu riêng là một trong những nguồn bổ sung dưỡng chất mà bà bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng phù hợp hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C có trong sầu riêng giúp bà bầu khả năng miễn dịch đáng kể đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi và sắt của thai nhi.
- Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi: Sầu riêng có chứa folate đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành ống thần kinh và tế bào máu. Nhờ đó, ăn sầu riêng vừa bổ sung dưỡng chất này cho bà bầu vừa ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Bổ sung canxi và nhiều khoáng chất: Giai đoạn mang thai, nhu cầu canxi với mẹ bầu cao nên việc bổ sung thực phẩm giàu canxi thông qua chế độ ăn là cần thiết. Sầu riêng là nguồn cung cấp canxi tốt cho mẹ bầu, đặc biệt là ở ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, trong thành phần sầu riêng còn có mangan, magie, sắt,… dồi dào. Những khoáng chất này đều rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn quá nhiều sầu riêng có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng
4. Những lưu ý khi bà bầu ăn sầu riêng
Mặc dù sầu riêng có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng bà bầu khi ăn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng sầu riêng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc hoặc liên tục sẽ gây tăng cân nhanh chóng và tăng đột biến glucose trong máu. Hàm lượng sầu riêng khuyến cáo dành cho bà bầu là 100 – 150g/ngày, không ăn liên tục nhiều ngày.
- Những mẹ bầu bị thừa cân, tiểu đường, tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc tiểu đường ở lần mang thai trước, đang ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ thì không nên ăn sầu riêng.
- Không ăn sầu riêng cùng với các loại hải sản, thịt, thịt heo, rượu, bia, nước ngọt, cà phê,… vì sẽ gây rối loạn tiêu hóa và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
- Không ăn chung sầu riêng với nhãn, vải, xoài,… vì nguy cơ cao dẫn đến tăng huyết áp.
Chị em có thể đến MEDLATEC để được chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ
Như vậy, với thắc mắc bà bầu ăn sầu riêng được không thì câu trả lời là có nhưng phải đảm bảo ăn đúng cách với hàm lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc liên quan đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp