1. Cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản là gì?
Cuộc Duy tân Minh trị hay Cách mạng Minh Trị hay Cải cách Minh Trị là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của đất nước Nhật Bản chuyển đổi thời kỳ hậu Giang Hộ sang thời kỳ Minh Trị, diễn ra từ năm 1866 đến năm 1869. Cuộc cải cách đã mang đến thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội của đất nước Nhật Bản.
- Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải [102+ Câu Hay Và Ý Nghĩa]
- Bí kíp xử lý mụn viêm tuổi dậy thì hiệu quả
- 14/2 là ngày gì ai tặng quà cho ai? Con gái có nên tặng quà?
- Mướp đắng có nhiều tác dụng tốt nhưng 4 nhóm người đại kỵ không nên ăn
- Đến tháng có được đi chùa không? Chị em cần làm điều này để tránh phạm đại kỵ
Cuộc Duy Tân Minh trị thành công từ những thay đổi trong nhận thức và tư duy con người, khi dũng cảm đoạn tuyệt những quan điểm, tư tưởng lạc hậu để đón nhận những tư tưởng, tri thức tiến bộ mới của nhân loại, từ đó đưa đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và giành được những kỳ tích trên con đường cải cách. Những thành tựu đó của cuộc cải cách đã tạo nền tảng vững chắc cho một đất nước Nhật Bản phát triển sau này.
Bạn đang xem: Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản
2. Nguyên nhân hay bối cảnh lịch sử:
Vào giữa thế kỷ XIX, Mạc phủ đứng đầu là tướng quân ShoGun với chế độ phong kiến liên tục ký kết các hiệp ước bất bình với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ khi mọi miền trên lãnh thổ đất nước Nhật Bản diễn ra tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị …
Chế độ phong kiến Nhật Bản lúc bấy giờ dần đi vào bế tắc và lạc hậu trước sự xâm nhập mạnh mẽ của thực dân châu Âu, phong kiến Nhật Bản yếu thế, không thể chống lại được. Nhân dân Nhật Bản dưới chế độ này lúc này đã liên tục phản đối, các phong trào đấu tranh chống ShoGun nổ ra sôi nổi.
Đầu thế kỷ thế kỉ XX, giai cấp công thương nghiệp xuất hiện và phát triển mạnh mẽ đã làm nảy sinh các giai cấp mới, đặc biệt là giới thương nhân ở Osaca hay các Daimyo Tây Nam buôn bán thường xuyên với doanh nhân nước ngoài. Sự đối lập trong nền kinh tế lạc hậu kiểu cũ ShoGun với các Daimyo địa chủ miền Bắc cùng với tầng lớp nông dân (chiếm tới 80% trong xã hội Nhật Bản cũ) luôn chống lại ShoGun đông đảo và hùng hậu.
Đến tháng 01/1868, ShoGun bị lật đổ, chấm dứt chế độ phong kiến Mạc Phủ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách tát cra các lĩnh vực trên đất nước Nhật Bản, vực dậy lại đất nước.
3. Tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị:
Cuộc Duy Tân Minh trị với những nội dung cải cách toàn diện của mình đã thành công đưa nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây mà Mạc Phủ trước đấy đã thực hiện sẵn. Nhờ có cuộc duy tân minh trị này mà Nhật Bản từ một nước phong kiến, lạc hậu và mục rữa trở thành một Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Xem thêm : Nên bón phân vào vị trí nào của cây?
Cuộc Duy tân Minh Trị này mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, quân sự và xã hội đưa đất nước Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Bản chất của nó là một cuộc cách mạng tư sản do cuộc duy tân này là do giai cấp tư sản tiến hành thực hiện nhằm lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản (Nhật hoàng tuyên bố ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Cuộc Duy Tân Minh trị mang bản chất là một cách mạng tư sản vì nó được thực hiện như những đặc trưng của một cuộc cách mạng tư sản gồm:
– Mục đích: Do những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết, phong trào đấu tranh chống ShoGun nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến nổ ra sôi nổi, vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ, tạo điều kiên cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản. Thiên hoàng Minh trị trở lại nắm chính quyền và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
– Động lực cách mạng: quần chúng nhân dân với tầng lớp nông dân (chiếm tới 80% trong xã hội Nhật Bản cũ) luôn chống lại ShoGun đông đảo và hùng hậu.
– Ý nghĩa: Tuy cuộc cải cách không làm lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Cũng chính vì chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến nên cuộc Duy tân Minh trị còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Sau cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, trở nên giàu mạnh, đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở thành cường quốc như hiện nay.
Cuộc Duy tân Minh trị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
4. Nội dung cải cách của cuộc Duy Tân Minh Trị:
Xem thêm : 7/7 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2023
Cuộc cải cách được tiến hành trên mọi lĩnh vực.
– Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại danh, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do, đưa quý tộc tư sản hóa và giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ Lập Hiến, thành lập Chúng nghị viện, tuyên bố ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), mở đường cho văn hóa pháp luật Nhật Bản, đánh dấu cho sự ra đời của nhà nước Nhật Bản hiện đại.
– Về kinh tế: Nhật hoàng ra lệnh thống nhất tiền tệ nhằm tiến tới thống nhất thị trường, ban bố quy định về quyền tự do buôn bán và quyền tự do đi lại để đưa kinh tế ổn định và phát triển, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, đồng thời xây dựng, sửa sang cơ sở hạ tầng giao thông, đường xá, cầu cống.
– Về quân sự: lĩnh vực quân sự có tiến bộ vượt bậc khi được huấn luyện theo kiểu phương tây thay vì chế độ trưng binh như hồi còn phong kiến. Thiên hoàng thực hiện chính sách nghĩa vụ quân sự, tăng cường mua và sản xuất vũ khí, đạn dược, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược để phát triển công nghiệp quốc phòng.
– Về xã hội: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, đảm bảo hầu hết mọi người dân đều được tiếp cận với con chữ ở các chương trình bắt buộc tối thiểu, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây để học hỏi thêm nhiều kiến thức sâu rộng từ Phương Tây về phục vụ cho đất nước mình. Nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do không còn quyền lực, nông dân bị áp bức cả hai phía là giới quý tộc và thương nhân Nhật Bản. Thần đạo thay thế cho Phật giáo, trở thành Quốc đạo của Nhật Bản, mang tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước và tôn sùng chính Thiên Hoàng.
5. Ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy Tân Minh Trị:
Cuộc Duy tân của Thiên Hoàng Minh trị diễn ra vào năm 1866-1869 khi đất nước bị phong kiến Mạc phủ làm cho suy yếu, đứng trước nguy cơ bị đô hộ bởi các nước phương tây khi đã ký kết với các nước phương tây nhiều hiệp ước bất bình. Nhờ cuộc duy tân này mà Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền dân tộc, đạt được nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản và đưa Nhật Bản trở thành cường quốc sau này.
Với tính chất như một cuộc cách mạng tư sản thì những kết quả mà cuộc Duy tân này mang lại đã để lại nhiều bài học cho những đất nước khác cũng muốn thực hiện cải cách khác. Cuộc duy tân này không chỉ thành công ở Nhật Bản mà còn lan tỏa sự ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (diễn ra các cuộc cách mạng cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào đầu thế kỉ XX). Từ đây có thể rút ra được điều quan trọng nhất để thực hiện cải cách thành công là sự đoàn kết của toàn thể dân tộc, quần chúng nhân dân bỏi nhân dân là nòng cốt của cách mạng, và sự tin tưởng vào giai cấp lãnh đạo, tinh thần tự cường của quốc gia, cùng chung mục đích muốn thoát khỏi phong kiến lạc hậu.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì cuộc duy tân minh trị này cũng tồn tại những hạn chế khi chưa thủ tiêu được triệt để thế lực phong kiến quân phiệt do thế lực này tồn tại đã lâu đời mà có sức mạnh lớn nên đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Sau cuộc duy tân, kinh tế văn hóa đều phát triển nhưng không phải mọi tầng lớp của quần chúng nhân dân đều được hưởng quyền lợi, ưu thế về kinh tế – chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp