Bà bầu có thèm mấy cũng quên trứng bắc thảo đi, ăn vào dễ bị dị tật thai lắm

Video bầu ăn trứng bách thảo được không

Trứng bắc thảo không dành cho bà bầu vì nhiều lý do tổn hại đến thai nhi, thậm chí còn có nguy cơ dẫn đến dị tật thai.

Khi mang thai, cơ thể tiết ra progesterone khiến vị giác của bà bầu thay đổi rất nhiều. Lúc này, mẹ không chỉ thay đổi về cảm giác thèm ăn mà đổi luôn cả khẩu vị.

Điển hình như tam cá nguyệt thứ nhất, nhiều mẹ bầu không ăn được gì vì ốm nghén. Vì lo sợ thai nhi thiếu chất, người nhà ra sức bồi bổ bằng nhiều món ngon. Nhưng dù có nghén cũng phải chú ý đến chuyện ăn uống lành mạnh và đặc biệt né tránh những thực phẩm được cho là có thể làm tăng nguy cơ gây dị tật thai.

Sau khi Linh có bầu, cả gia đình chồng đều coi con dâu như trứng mỏng, cưng chiều, cung phụng đủ mọi thứ. Ngoài việc ngày 3 bữa, Linh còn được tẩm bổ thêm rất nhiều món ngon khác. Tuy nhiên vì nghén nên Linh không ăn được nhiều. Lúc này, gia đình lại chuyển sang chiến lược khác. Họ quyết định cho phép Linh ăn bất kỳ món gì hợp khẩu vị.

hình ảnh

Một trong những món bỗng dưng Linh cơn nghiện từ khi mang thai là cháo trắng trứng bắc thảo ăn với xá bấu. Nhờ có vậy mà Linh ăn được nhiều hơn trong bữa chính. Mọi chuyện chẳng có gì cho đến ngày sinh, khi tất cả người nhà háo hức chờ đón đứa cháu đầu tiên ra ngoài để được nhìn ngắm, ẵm bồng thì phát hiện bé bị dị tật dính ngón.

Bác sĩ không thể kết luận được nguyên nhân khiến thai nhi bị dị tật nhưng xét về thói quen ăn uống của người mẹ, họ cũng đưa ra cảnh báo với việc bà bầu ăn quá nhiều trứng bắc thảo hoặc trứng bảo quản trong thời gian đầu thai kỳ.

Tại sao bà bầu không được ăn “trứng bắc thảo”?

Trứng bắc thảo được làm bằng cách trộn tro soda, vôi, muối và nhôm oxit, bọc quanh quả trứng vịt và ngâm trong lu suốt thời gian dài. Trong quá trình sản xuất, các kim loại nặng như nhôm oxit hoặc đồng cũng được thêm vào để làm đông đặc protein.

hình ảnh

Nếu ăn nhiều trứng bắc thảo về lâu dài, đặc biệt khi đó lại là phụ nữ mang tha thì các kim loại nặng như chì hoặc đồng sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thể, đặc biệt là nguyên tố chì có thể gây ra “ngộ độc chì”. Đây chính là “thủ phạm” gây dị tật thai nhi đã được cảnh báo trước đó.

Bà bầu có thể ăn những loại “trứng” nào?

Trong thời kỳ mang thai, có nhiều loại trứng bà bầu có thể dùng tẩm bổ mà không phải là trứng bắc thảo, chẳng hạn như:

1) Trứng tươi: Trứng rất giàu protein và cholesterol, các axit amin có trong trứng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể con người và dễ hấp thụ, tỷ lệ hấp thụ có thể lên tới 98%. Nhờ đó thai nhi được tăng cường thể lực, phát triển trí não và thần kinh.

2) Trứng vịt lộn: Trứng vịt lộn rất giàu khoáng chất, bao gồm “canxi” và “sắt” với hàm lượng khá cao. Bà bầu ăn trứng vịt lộn không chỉ được bổ sung chất sắt và canxi mà còn ngăn ngừa bệnh thiếu máu, có lợi cho sự phát triển xương và răng của thai nhi.

3) Trứng ngỗng: Trong thời kỳ mang thai, ăn trứng ngỗng được cho rằng “có thể giúp thai nhi mở mang trí não”. Nhưng trên thực tế, không có cơ sở khoa học rõ ràng nào để khẳng định nhận định này. Tuy vậy, giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng cũng rất cao, protein và lecithin rất có lợi cho sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi, ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt và phốt pho và các vitamin khác rất cần thiết cho sự phát triển của bà bầu và thai nhi.

4) Trứng cút: Trứng cút lộn cũng là một loại trứng lành phổ biến, tuy trông nhỏ bé nhưng thực chất lại khá bổ dưỡng. Trứng cút sau khi ăn xong cũng không gây khó chịu đường tiêu hóa nên dễ ăn hơn so với nhiều loại trứng khác.

Theo kinh nghiệm, nhiều người thích bảo quản trứng trong tủ lạnh sau khi mua về, thực tế cách làm này hoàn toàn không cần thiết.

Trên vỏ trứng có một lớp bảo vệ chống vi khuẩn và giống như lớp sáp, có thể đảm bảo chất lượng của trứng, vì vậy đặt trứng ở nhiệt độ phòng là đủ.