1. Tại sao bà bầu bị tiêu chảy?
Trước khi giải đáp thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai.
- Rối loạn nội tiết tố, cụ thể là nồng độ hormone Progesterone tăng cao, kích thích nhu động ruột hoạt động. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng, buồn nôn, nôn kèm tiêu chảy.
- Rối loạn tiêu hóa do thói quen, sở thích và chế độ ăn uống của mẹ bầu thay đổi. Chẳng hạn, mẹ bầu thèm chua, thèm ngọt nên ăn nhiều các loại thực phẩm này, dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy,…
- Mẹ bầu bổ sung nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng,… khiến hệ tiêu hóa bị “quá tải”, cơ thể không hấp thụ hết dưỡng chất và dẫn đến hệ quả là đi ngoài.
- Mẹ bầu bất dung nạp thực phẩm, chẳng hạn như phản ứng với lactose trong sữa nên khi uống sữa để bồi bổ cơ thể thì bị đau bụng, nôn ói và đi phân lỏng.
- Một số mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh (dành cho mẹ bầu) và bị tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc.
- Mẹ bầu mắc bệnh lý về đường ruột như viêm ruột cấp tính, viêm loét tá tràng, trực tràng,… Không chỉ bị tiêu chảy, mẹ bầu còn bị mệt mỏi, suy nhược và đau nhức toàn thân.
Nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy
2. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Bà bầu có thể kiểm soát và khắc phục tình trạng tiêu chảy bằng một số loại thực phẩm. Vậy bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Cơm trắng
Có thể nói đây là món ăn quá đỗi quen thuộc với chúng ta. Và thật bất ngờ, cơm trắng có thể khắc phục tình trạng đi ngoài ở mẹ bầu cực kỳ hiệu quả. Theo đó, hàm lượng carbohydrate (carb) có trong cơm trắng chứa 1 hoặc 2 loại đường fructose và galactose. Đây đều là những loại đường mà cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ.
Ngoài ra, lượng tinh bột dồi dào trong cơm trắng còn có tác dụng hút bớt phần nước trong phân, giúp kết cấu phân trở nên khô cứng hơn, cải thiện được tình trạng đi phân lỏng, đi ngoài ra nước.
Bánh mì hoặc bánh quy
Xem thêm : 1001 cách đặt biệt danh cho crush trên mess siêu độc đáo và ý nghĩa bằng nhiều thứ tiếng
Ngoài cơm trắng thì bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì nữa? Câu trả lời chính là bánh mì hoặc bánh quy. Bởi giống như cơm trắng, lượng tinh bột trong bánh mì sẽ giúp phân được khô cứng, khắc phục tình trạng tiêu chảy. Còn bánh quy thì chứa ít muối nên làm chậm/ giảm tình trạng mất nước của cơ thể, phòng tránh mất cân bằng điện giải do tiêu chảy.
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Bánh mì chính là một gợi ý
Khoai lang hoặc khoai tây
Khi bị táo bón, mẹ bầu thường được khuyên ăn khoai lang để nhuận tràng. Và khi bị tiêu chảy, mẹ bầu cũng hoàn toàn có thể bổ sung khoai lang vào chế độ ăn. Bởi khoai lang, khoai tây hay các loại khoai, củ nói chung chứa nhiều enzyme và các vitamin A, B, C, kali,… tốt cho hệ tiêu hóa. Lưu ý là khi tiêu chảy thì mẹ bầu chỉ nên chế biến khoai bằng cách hấp, luộc; tránh chiên hay xào nhiều gia vị, dầu mỡ.
Táo
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi? Táo chính là “ứng cử viên sáng giá”. Thành phần pectin có trong quả táo khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ, có tác dụng ngăn chặn các chất có hại gây kích thích đường ruột. Không dừng lại đó, quá trình phân hủy pectin còn tạo ra lượng lớn prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khắc phục tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Xem thêm : Chứng thực và sao y là gì? Có mối quan hệ như thế nào?
Bà bầu rất nên ăn táo để cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả
Uống nước dừa
Ngoài các loại thực phẩm nói trên thì mẹ bầu bị tiêu chảy rất nên uống nước dừa. Nước dừa giàu điện giải và khoáng chất nên giúp mẹ bầu phòng tránh mất nước, lấy lại cân bằng điện giải, giảm suy nhược, mệt mỏi. Bên cạnh đó, hàm lượng axit lauric trong nước dừa sẽ chuyển hóa thành monolauric giúp bảo vệ hệ tiêu hóa tối ưu. Nhưng có một lưu ý hết sức quan trọng là mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) không nên uống nước dừa.
3. Một số lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy
Ngoài thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì thì nhiều người còn không biết khi mang thai mà bị tiêu chảy, mẹ bầu cần lưu ý những gì.
- Uống đủ nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc oresol để bù nước, phòng ngừa mất nước do tiêu chảy.
- Giảm lượng sữa hoặc tạm thời ngưng bổ sung sữa và tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn sản phẩm phù hợp hơn.
- Thay sữa bằng các loại sữa chua, sữa chua uống để bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa.
- Có thể cân nhắc sử dụng một số loại thảo dược như cam thảo, gừng để tốt cho hệ tiêu hóa.
- Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc trị tiêu chảy, kể cả thuốc không kê đơn để phòng tránh các tác dụng phụ và biến chứng, rủi ro không mong muốn.
- Xem xét lại các thuốc đang sử dụng, nếu cẩn thận và cần thiết thì đến gặp bác sĩ để được bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh, thậm chí là ngưng sử dụng.
- Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, cần nhanh chóng đi khám. Nếu để lâu hơn thì sức khỏe sẽ suy kiệt, nguy hiểm cho cả bản thân lẫn thai nhi trong bụng.
Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên uống thật nhiều nước để bù nước, tránh bị mất nước
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp mẹ bầu giải được đáp thắc mắc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và làm gì. Mọi vấn đề về tiêu hóa xảy ra trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể an tâm đến khám và điều trị tại Chuyên khoa Tiêu hóa của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chuyên khoa được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng và an tâm tuyệt đối.
Đặc biệt, quý khách hàng có thể tiết kiệm thời gian khám chữa bệnh tại MEDLATEC bằng cách đặt lịch trước qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp quý khách đặt lịch cũng như chọn được dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp