Phân biệt thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động .

Người lao động cần biết sự khác nhau giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động để thực hiện đúng và bảo đảm quyền, lợi ích cho bản thân mình

Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động mà hai bên đạt được thông qua thương lương tập thể.

– Thỏa ước lao động tập thể bao gồm:

+ Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

+ Thỏa ước lao động tập thể ngành

– Hình thức thỏa ước lao động tập thể khác.

Tuy là văn bản thỏa thuận giữa các bên thế nhưng nội dung thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động (NLĐ) so với quy định của pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động.

Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thương lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật.

Phân biệt thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể

Hợp đồng lao động

Khái niệm

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Phân loại

– Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp.

– Thoả ước lao động tập thể ngành.

– Thỏa ước lao động tập thể khác.

– Hợp đồng lao động có thời hạn.

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Hợp đồng thời vụ.

Chủ thể tham gia ký kết

– Đại diện tập thể NLĐ.

– NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ.

– Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong trường hợp NLĐ từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi.

– NSDLĐ.

Hình thức

– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản

– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản

Thỏa thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản

Hiệu lực hợp đồng

Ngày có hiệu lực được ghi rõ trong thỏa ước; trường hợp thỏa ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết

Thời hạn

Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước dưới 1 năm

Tuỳ vào loại hợp đồng

Thủ tục đăng ký

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ gửi thỏa ước đến các cơ quan sau:

– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước tập thể ngành

Không quy định

Vũ Kim Oanh – Trưởng phòng Lao động – Tiền lương – BHXH