Có bầu ăn mồng tơi được không?

Video bầu có ăn được mồng tơi không

Rau mồng tơi là loại rau khá quen thuộc trên mâm cơm của người Việt nhờ hương vị dễ ăn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn mồng tơi được không là điều khiến không ít người băn khoăn. Hãy cùng phân tích và tìm lời giải đáp khoa học nhất nhé!

Mồng tơi là rau gì? Tác dụng của mồng tơi với bà bầu

Mồng tơi là một loại dây leo quấn, mập và nhớt, có thể sống qua một vài năm. Lá mồng tơi khá dày, có hình tim, hoa màu trắng hay tím đỏ nhạt. Theo Đông y, mồng tơi có thể tác dụng thanh nhiệt, thải độc… rất tốt nên được rất nhiều người ưa thích.

Theo Tây y, khi phân tích các thành phần có trong rau mồng tơi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là lượng vitamin A. Cụ thể, trong 100g rau mồng tơi có tới 8.000 IU vitamin A, gấp hơn 2,5 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể. Không những vậy, rau mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể chất đạm, sắt, vitamin C, các loại vitamin nhóm B, canxi, kẽm, photpho, potassium, magie…

Một số tác dụng của mồng tơi với bà bầu có thể kể đến như sau:

  • Giảm tình trạng táo bón: Táo bón ở bà bầu là tình trạng khá thường gặp, dẫn đến nhiều nguy cơ như suy dinh dưỡng ở bảo thai, sảy thai, đẻ non… Rau mồng tơi là giải pháp “cứu cánh” cho bà bầu khi hàm lượng chất xơ kết hợp cùng chất nhầy có trong loại rau này sẽ kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tránh tình trạng táo bón rõ rệt.
  • Tăng cường sức đề kháng: Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch thường sẽ bị suy giảm. Do đó, việc cải thiện sức đề kháng để nâng cao sức khỏe của cả mẹ và con, chống lại vi rút gây bệnh là điều được ưu tiên hàng đầu. Trong rau mồng tơi có nhiều vitamin C sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, đây còn là thực phẩm tốt cho tim thai mà bà bầu nên bổ sung chế độ ăn nhé!
  • Cân bằng cholesterol trong máu: Chất nhầy có trong rau mồng tơi còn có tác dụng tuyệt vời khác là giúp cơ thể loại bỏ cholesterol xấu ra ngoài. Vì thế sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Việc bổ sung rau mồng tơi cũng giúp các bà bầu có được cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
  • Cải thiện thị lực, ngăn ngừa ung thư, cải thiện tình trạng sạm nám: Rau mồng tơi chứa nhiều hàm lượng vitamin A giúp cải thiện thị lực và chống lại các tác nhân gây ung thư. Ngoài ra, vitamin A còn được mệnh danh là một trong những chất chống oxy hóa hiệu quả nhất nên sẽ hỗ trợ hiệu quả tình trạng sạm nám, da bị đồi mồi khi mang thai.

Bầu ăn mồng tơi được không?

Với những thông tin trên đây, có thể thấy với thắc mắc “bầu ăn mồng tơi được không” thì câu trả lời là có bạn nhé! Tuy nhiên, khi sử dụng loại rau này, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như sau để phát huy hiệu quả cao nhất:

  • Đối với bà bầu, việc ưu tiên đầu tiên là lựa chọn thực phẩm sạch rõ nguồn gốc để sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Bạn nên chế biến vừa đủ, không nấu quá nhiều dẫn đến dư thừa và cũng không nên cất đi ăn lại ở bữa sau vì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
  • Bà bầu tuyệt đối không ăn rau mồng tơi sống vì gây đầy bụng, lạnh bụng, khó tiêu.
  • Rau mồng tơi chứa nhiều chất xơ, song mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Bởi chất xơ tuy cần thiết trong quá trình tiêu hóa, nhưng nếu ăn quá nhiều cùng lúc lại làm chậm quá trình chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
  • Mỗi tuần, bà bầu chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa mồng tơi, bởi ngoài giá trị dinh dưỡng cao thì mồng tơi cũng gây nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe khi mẹ bầu ăn quá nhiều.

Một số thực phẩm bà bầu cần kiêng

Như vậy, với câu hỏi “bầu ăn mồng tơi được không” thì câu trả lời là có, vậy thì loại thực phẩm nào bà bầu cần kiêng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Dưới đây là danh sách thực phẩm mà bạn cần lưu ý:

  • Thịt tái, sống: Trong thịt tái, sống chứa rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nếu chưa được nấu chín, chúng sẽ xâm nhập vào trong cơ thể và gây nên một số bệnh như giun, sán, tiêu chảy… Tốt nhất bà bầu nên ăn thực phẩm đã được nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Thịt của các loại cá như cá kiếm, cá thu lớn, và cá ngừ đại dương đóng hộp chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Do đó, nếu mẹ bầu ăn nhiều, lượng thủy ngân sẽ tích tụ lại và không tốt đến hệ thần kinh.
  • Rau răm: Rau răm không độc nhưng bà bầu không nên ăn thường xuyên. Theo các bác sĩ Đông y thì ăn rau răm nhiều sẽ làm giảm sinh khí, thương tổn đến tủy. Nhất là với phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau răm vì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Cà phê, rượu, bia: Trong cà phê có chứa lượng Caffein khá cao, khi lượng Caffein vượt ngưỡng chịu đựng thì có thể dẫn đến sảy thai, vì thể bà bầu nên hạn chế uống nhiều cà phê. Ngoài ra, bia, rượu và các đồ uống có cồn bà bầu cũng nên hạn chế.

Với những thông tin trên đây, bạn đã có câu trả lời cho băn khoăn “bầu ăn mồng tơi được không” cũng như hiểu rõ loại thực phẩm nào bà bầu cần kiêng cữ. Ngoài ra, bà bầu cần thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, đủ chất, tập thể dục nhẹ nhàng, thậm chí là để ý cả tư thế ngủ khi mang thai để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và bé nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp