Bầu ăn nha đam được không? Nha đam từ lâu đã được biết đến với những công dụng nổi bật trong làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Vậy chị em khi mang thai có sử dụng được nha đam không, cần lưu ý gì không?
Bầu ăn nha đam được không
Theo Ths.BS Trương Quang Hải, mẹ bầu KHÔNG NÊN ăn nha đam. Có thể thấy nha đam mang nhiều dưỡng chất cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, sử dụng nha đam không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ đáng lưu tâm như:
Bạn đang xem: Bầu ăn nha đam được không? – Lời khuyên từ chuyên gia
- Gây co thắt tử cung: Vào kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, khá nhiều thành phần có trong nha đam gây hiện tượng doạ sinh non, co thắt tử cung, tác động không tốt đến thai nhi.
- Tụt huyết áp: Sử dụng nha đam cũng gây tình trạng giảm kali trong máu. Tình trạng này xảy ra ở mẹ bầu dễ dẫn đến tiểu nhiều, mất nước, chuột rút, mệt mỏi, tụt huyết áp,… gây hại cho cả thai phụ và em bé.
- Tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá: Anthraquinon trong nha đam có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, mẹ bầu khi mang thai có thể trạng yếu hơn người bình thường, dùng nhiều nha đam có thể gây rối loạn tiêu hoá, đau bụng
- Nhựa cây nha đam có thể gây tử vong: Phần nhựa nha đam – chất màu vàng nhìn thấy khi cắt lá nha đam tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ. Chỉ một phần nhỏ nhựa nha đam khi hấp thụ vào cơ thể cũng đã gây ra các vấn đề về thận, yếu cơ, rối loạn nhịp tim. Liều lượng trên 1g mỗi ngày có thể gây tử vong.
Thậm chí, trong thời gian cho con bú, chị em cũng không nên sử dụng nha đam vì tinh chất trong nha đam có thể đi vào sữa mẹ, gây hại cho hệ tiêu hoá của con, bé dễ bị tiêu chảy và nôn.Tuy nhiên, mẹ bầu có thể dùng nha đam để làm đẹp vào 3 tháng cuối thai kỳ để cải thiện tình trạng nám da. Kết hợp giữa nha đam và dầu dừa sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt hơn. Chính vì những tác động tiêu cực có thể xảy ra cho mẹ và bé, chị em nên loại bỏ các thực phẩm chứa thành phần nha đam trong thai kỳ.
Giá trị dinh dương trong nha đam
Thành phần dinh dưỡng trong nha đam khá đa dạng và phong phú. Trong nha đam chứa tới 8 loại enzyme, 12 anthraquinon, 4 steroid thực vật, 27 axit amin, các chất chống oxy hoá và rất nhiều loại vitamin khác nhau.
Nha đam với nhiều dưỡng chất đã mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời như:
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch do nha đam chứa nhiều thành phần giúp giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn,… Cũng vì thế, nha đam thường trở thành nguyên liệu trong nhiều loại nước uống và được nhiều người ưa chuộng.
- Kháng khuẩn, chống viêm: nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nên cũng thường được dùng trong việc làm dịu các vết côn trùng cắn, vết bỏng, làm dịu da bị cháy nắng.
- Tốt cho tim mạch: nha đam cũng giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi và vận chuyển chất dinh dưỡng,…
- Nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón
- Chiết xuất từ nha đam cũng được dùng trong việc điều trị hen suyễn, rối loạn thần kinh
- Kiểm soát tình trạng ợ nóng, viêm loét dạ dày tá tràng
- Kiểm soát lượng đường huyết, đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2
- Giữ ẩm cho da, hạn chế tình trạng da khô ráp, rạn da.
- Lợi ích trong việc làm đẹp: mặt nạ nha đam giúp làm trắng, mịn da, cải thiện tình trạng lão hoá, nám trên da.
Hàm lượng dưỡng chất cao mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng là lý do khiến nha đam luôn được ưa chuộng khi lựa chọn nguyên liệu làm đồ ăn, thức uống.
Xem thêm
Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu lợi ích và rủi ro
Bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Chuyên gia giải đáp
Sơ chế nha đam thế nào là đúng cách
Lợi ích từ nha đam mang lại cho người dùng là điều không còn nghi ngờ nữa. Tuy nhiên, phần nhựa nha đam nếu tiếp xúc hoặc đưa vào cơ thể lại ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, dễ gây các tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, các vấn đề về thận,…
Chính vì thế, chị em cần biết cách sơ chế nha đam, loại bỏ hoàn toàn độc tố trên lá để nhận trọn vẹn dưỡng chất từ loại cây này. Chị em có thể tham khảo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị chậu nước muối loãng, pha thêm 1 thìa cà phê nước cốt chanh
Xem thêm : Tại sao hàng hóa là một phạm trù lịch sử?
Bước 2: Gọt hết phần vỏ xanh bên ngoài, ngâm phần thịt vào dung dịch nước muối vừa pha trong khoảng 15 – 20 phút
Bước 3: Vớt nha đam khỏi rổ, xả sạch với nước, xóc đều đều làm sạch toàn bộ phần thịt nha đam.
Bước 4: Đun nước sôi, đổ nha đam vào chậu nước sôi, dùng đũa khuấy vài vòng rồi đổ ra rổ. Sau đó, cho ngay phần thịt nha đam vào nước đá lạnh để nha đam giòn, ngon hơn.
Bước 5: Thái hạt lựu hoặc tạo hình theo nhu cầu sử dụng.
Lúc này, bạn có thể sử dụng phần thịt nha đam để chế biến thành các món ăn yêu thích.
Hy vọng những thông tin MEDIPLUS cung cấp bên trên đã có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi “bầu ăn nha đam được không”. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ, vui lòng liên hệ 1900 3366 để nhận tư vấn sớm nhất từ chuyên gia MEDIPLUS.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp