Rau đắng là một trong những loại rau được dùng phổ biến trong nhiều món ăn tại Việt Nam. Vì có vị đắng đặc trưng nên rau đắng có thể không phải là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng với những người yêu thích vị đắng thì đây hẳn là một thực phẩm không thể thiếu. Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng rau đắng không phù hợp với hầu hết mọi người. Để biết bà bầu ăn rau đắng được không, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin mà Mỹ Phẩm Cho Bà Bầu chia sẻ trong bài viết này.
Rau đắng là rau gì?
Rau đắng còn được nhiều người gọi với cái tên khác là rau xương cá hay cây ruột già, là loại thân thảo cùng họ với rau răm và thường sống lâu năm. Tại Việt Nam, rau đắng được chia làm 2 loại là rau đắng biển và rau đắng đất, được tìm thấy nhiều nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bạn đang xem: #Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng thai nhi không?
Cây rau đắng có màu đỏ tím, thân nhẵn, dài khoảng 10cm, mọc tỏa tròn sát mặt đất. Phần lá thường có kích thước nhỏ, hình mác hẹp, 2 mặt nhẵn, mép nguyên, gân nằm giữa lá, bẹ chìa ra ngoài và mọc so le nhau. Ngoài ra, cây rau đắng còn có hoa màu hồng tím, gồm 3 cạnh và hạt màu nâu.
Rau đắng không mọc riêng lẻ mà thường mọc thành từng đám trong ruộng, nương hoặc mọc hai bên bờ suối và thường mọc hoang.
Giá trị dinh dưỡng của rau đắng?
Cũng như các loại thực phẩm khác, rau đắng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe con người với hàm lượng chất xơ dồi dào, flavonoid, vitamin C cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác.
Trong Đông Y, rau đắng có tính bình, không độc nên được dùng để làm thuốc, hỗ trợ chữa các bệnh về thận (tiểu gắt buốt, sỏi thận), đường tiêu hoá, hạ sốt, mát gan. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể cũng như kháng khuẩn, giảm cảm lạnh, mụn nhọt… Hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong rau đắng cũng giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
Bà bầu ăn rau đắng được không?
Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ bầu nên hạn chế ăn rau đắng hoặc những loại rau củ quả có vị đắng nói chung hoặc nếu ăn thì chỉ nên ăn rất ít để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo đó, các chuyên gia cho biết tuy rau đắng là thực phẩm có thể dùng để giải độc, mát gan, thanh nhiệt nhưng lại mang tính hàn nên những người hay bị lạnh bụng, thể trạng hàn, da thịt mát…. cần tránh ăn rau đắng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, chất charantin có trong rau đắng có thể gây ra nguy cơ xuất huyết và có thắt tử cung, dễ sảy thai nên mẹ bầu cần tránh loại thực phẩm này.
Xem thêm : Sổ chi tiết các tài khoản bao gồm những tài khoản nào?
Ngoài rau đắng, các mẹ cũng không hạn chế ăn hoặc chỉ ăn lượng nhỏ một số loại rau sau đây để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi:
– Rau ngót: tưởng chừng là một loại rau không gây hại cho sức khỏe nhưng rau ngót lại chứa hàm lượng lớn papaverin, có tác dụng kích thích sự co thắt của cơ trơn tử cung, không tốt cho phụ nữ mang thai. Dù chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy sự liên quan của rau ngót và sảy thai nhưng các mẹ cũng nên hạn chế ăn để tránh rủi ro.
– Ngải cứu: việc tiêu thụ quá nhiều ngải cứu trong thai kỳ có thể gây ra hiện tượng xuất huyết, co tử cung và sảy thai ở mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cũng giống như rau ngót, tuy chưa có nghiên cứu nào chứng minh loại rau này gây sảy thai nhưng mẹ bầu nên tránh ăn quá nhiều, chỉ ăn một lượng hợp lý hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Rau chùm ngây: loại rau này đã được chứng minh là có nguy cơ gây co cơ trơn tử cung và sẩy thai vì chứa thành phần alpha-sitosterol có cấu trúc giống estrogen, có tác dụng ngừa thai cũng như gây ra các tác dụng phụ nêu trên. Do đó, các mẹ cần tránh ăn loại rau này trong thai kỳ.
– Rau sam: tuy mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho cơ thể như trừ giun, giải độc, thanh nhiệt nhưng rau sam lại gây kích thích mạnh đến tử cung, đồng thời gia tăng tần suất co bóp tử cung, dễ gây ra nguy cơ sảy thai.
– Rau răm: là thực phẩm có tính ấm, mùi vị cay nồng nên được dùng để ăn kèm trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh ăn rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nó có thể gây mất máu, co bóp tử cung, gây sảy thai.
Bà bầu ăn rau đắng có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Như đã thông tin, các mẹ bầu có thể trạng hàn, dễ bị lạnh bụng cần tránh ăn rau đắng trong thai kỳ để hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa hay thận. Hơn nữa, hàm lượng charantin trong rau đắng cũng có khả năng gây sảy thai, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sống sót của thai nhi trong bụng, do đó các mẹ càng không nên ăn loại thực phẩm này.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các mẹ có thể thay thế rau đắng bằng những loại rau tốt cho sức khỏe sau đây:
– Rau cần: với thành phần dinh dưỡng giàu vitamin B, C, carotene, phốt pho, axit nicotinic, sắt, chất xơ…, rau cần có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm huyết áp. Ngoài ra, rau cần còn được sử dụng như phương thuốc chống viêm, giảm ho, long đờm, thanh trừ chất độc khỏi hệ tiêu hóa trong Đông Y.
Xem thêm : Áo Sơ Mi Size 40 Tương Đương Size Gì?
– Rau chân vịt: với hàm lượng khoáng chất cao như magie, kali, sắt, kẽm, canxi và các loại vitamin A, B1, B2, B6, C, K…, rau chân vịt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn ngừa đục thuỷ tinh thể, hỗ trợ phát triển hệ thần kinh ở thai nhi, ngăn ngừa ung thư…
– Bắp cải: có khả năng bổ sung cơ cơ thể nhiều loại vitamin A, E, K và các khoáng chất như magie, kẽm…, bắp cải không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Bí xanh: hay còn được gọi là bí đao, là thực phẩm đặc biệt tốt cho phụ nữ trong 3 tháng cuối thai kỳ với khả năng giảm sưng phù trên cơ thể. Ngoài ra, bí xanh có tính hàn nên rất lợi tiểu, giải khát, thanh nhiệt nhưng các mẹ chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
– Bí đỏ: hầu hết các bộ phận của bí đỏ từ trái, lá, thân, hoa đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang thai, trong đó phải kể đến khả năng thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa huyết áp cao, giảm sưng phù, hạn chế chảy máu sau sinh… Chính vì thế, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng từ loại thực phẩm này.
Bà bầu ăn rau đắng cần lưu ý gì?
Với những tác dụng phụ mà rau đắng có thể mang lại cho thai phụ, chúng tôi khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn loại rau này. Trong trường hợp các mẹ vẫn muốn ăn thì hãy lưu ý những điều sau đây.
– Tránh ăn rau đắng nếu mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non hay viêm loét dạ dày trước đây vì rau đắng có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, đồng thời gây hại đến tử cung, dễ dẫn đến sảy thai.
– Chỉ nên ăn rau đắng với một lượng rất nhỏ, khoảng 50g/tuần để hạn chế xảy ra các vấn đề về sức khỏe.
– Không ăn rau đắng khi có vấn đề về hệ tiêu hoá vì rau đắng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng.
Nói tóm lại, rau đắng được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn hàng ngày với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các món ăn từ rau đắng để tránh gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Hoặc nếu mẹ bầu vẫn muốn ăn rau đắng trong giai đoạn mang thai thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất. Mong rằng những thông tin mà Mỹ Phẩm Bà Bầu chia sẻ trong bài viết này đã giúp các mẹ trả lời câu hỏi “bà bầu ăn rau đắng được không?” cũng như có thêm kiến thức thai kỳ bổ ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp