1. Sơ lược về rau ngót
Rau ngót còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như rau tuốt, rau bù ngót, rau bồ ngót,… Rau thường được dùng để nấu canh với hương vị thơm ngon, thanh mát, đặc biệt là chứa nhiều đạm, vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
- Công an Nghệ An: Thủ tục hành chính về Xuất nhập cảnh mới nhất 2023
- Thủ tục đăng ký xe máy: Trình tự – Lệ Phí theo quy định 2022
- Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào tốt nhất?
- Xếp hạng các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
- Câu 3: Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hóa? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợ… – Olm
Theo đó, trong 100g rau ngót có chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng sau:
Bạn đang xem: Tin tức
- 5,3g đạm.
- 3,4g tinh bột.
- 169mg canxi.
- 2,7mg sắt.
- 64,5mg phốt pho.
- 6mcg carotin.
- 185mg vitamin C.
- 2,2g vitamin PP.
- 100mcg vitamin B1.
- 400mcg vitamin B2.
Chính vì chứa nhiều chất dinh dưỡng như nói trên nên nhiều chị em phân vân không biết bầu ăn rau ngót được không và ăn như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe, vừa phòng tránh các biến chứng, rủi ro không mong muốn.
Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
2. Bà bầu ăn rau ngót được không?
Đối với câu hỏi bầu ăn rau ngót được không thì các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ như sau: Trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin – một hợp chất không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Vì vậy mà phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non hay thụ tinh ống nghiệm thì không được ăn rau ngót.
Còn phụ nữ mang thai tự nhiên, sức khỏe bình thường và từ tháng thứ 4 của thai kỳ thì có thể ăn rau ngót. Tuy nhiên, cần lưu ý đến những vấn đề sau.
- Lựa chọn rau ngót sạch và sơ chế, chế biến cẩn thận.
- Không ăn rau ngót tươi mà nên chế biến chín như luộc, nấu canh.
- Không ăn rau ngót quá nhiều, thường xuyên trong các bữa ăn.
3. Nguy cơ gặp phải khi bà bầu ăn rau ngót
Biết được bầu ăn rau ngót được không là chưa đủ, bạn cần phải nắm được một số tác dụng phụ cùng các nguy cơ bà bầu có thể gặp phải khi ăn loại rau này.
Nguy cơ sảy thai
Xem thêm : Tìm hiểu về hoa Hướng Dương – Quốc hoa của nước Nga
Như đã phân tích ở trên, trong rau ngót có chứa hợp chất papaverin. Hợp chất này có thể kích thích các cơn co thắt của tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai và sinh non. Đây chính là lý do nhiều người phân vân không biết bầu ăn rau ngót được không và lo lắng ăn rau ngót có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho phụ nữ mang thai.
Bầu ăn rau ngót được không và tiềm ẩn các nguy cơ gì là thắc mắc của nhiều người
Nguy cơ mất ngủ, biếng ăn
Ăn rau ngót quá nhiều cũng có thể khiến bà bầu bị mất ngủ, biếng ăn hay nghiêm trọng hơn là khó thở, mệt mỏi. Tất cả điều này đều không có lợi cho sức khỏe bà bầu lẫn thai nhi trong bụng.
Cản trở sự hấp thu canxi và phốt pho
Trong quá trình trao đổi chất, lá rau ngót có thể sản sinh ra hợp chất glucocorticoid. Hợp chất này cản trở quá trình hấp thu canxi và phốt pho có trong chính rau ngót hoặc các loại thực phẩm khác được dung nạp vào cơ thể.
4. Những loại rau khác tốt cho bà bầu
Có thể thấy rau ngót giàu dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho phụ nữ mang thai. Do đó, thay vì phân vân bầu ăn rau ngót được không thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại rau khác tốt hơn như:
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay rau bó xôi được cho là rất tốt với phụ nữ mang thai. Bởi rau chứa hàm lượng lớn axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi bẩm sinh. Ngoài ra, rau chân vịt còn giàu vitamin A, C, E và K; magie, kali, canxi, sắt và đồng. Đây đều là những dưỡng chất không chỉ cần thiết với sức khỏe bà bầu mà còn có tác dụng hỗ trợ sự phát triển xương và não bộ của thai nhi.
Rau chân vịt rất tốt cho bà bầu và thai nhi bởi hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
Súp lơ xanh
Xem thêm : Vịt nấu chao ăn với rau gì thì ngon, đúng vị?
Súp lơ xanh hay bông cải xanh cũng là sự lựa chọn tối ưu cho bà bầu bởi trong súp lơ xanh chứa nhiều vitamin A, K và các khoáng chất như axit folic, phốt pho, magie,… Những dưỡng chất này có tác dụng phòng ngừa thiếu máu, loãng xương cũng như giúp bà bầu ăn ngon, ngủ ngon, không bị chuột rút, táo bón,…
Cải thìa
Đây là loại rau rất quen thuộc với chúng ta và cực kỳ tốt cho bà bầu. Theo đó, trong cải thìa chứa hàm lượng sắt cao, giúp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ. Ngoài ra, hàm lượng chất kháng viêm trong cải thìa còn có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch và thấp khớp cho thai phụ.
Cải xoăn
Trong số các loại rau lá xanh thì cải xoăn chứa hàm lượng vitamin C và K cao nhất. Bà bầu ăn cải xoăn sẽ giúp tăng cường miễn dịch, thuyên giảm ốm nghén, phòng tránh rạn da,… Ngoài ra, cải xoăn chứa nhiều magie nên còn giúp bà bầu chống lại các bệnh nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cải xoăn giàu vitamin C và K, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe bà bầu
Rau cần tây
Bà bầu mang thai những tháng cuối có thể ăn rau cần tây để phòng ngừa hiện tượng phù nề. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau cần tây giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón hiệu quả. Đặc biệt, rau cần tây không chứa chất béo nên giúp bà bầu có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu, phòng tránh tiểu đường thai kỳ.
Rau muống
Với những bà bầu có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp,… thì ăn rau muống có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh bởi trong rau muống có chứa 13 hợp chất thuộc nhóm phenol và flavonoids, có đặc tính chống oxy hóa tích cực. Với rau muống, bạn có thể chế biến đa dạng như luộc, xào, nấu canh hến, canh ngao đều rất ngon và dễ ăn.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn rau ngót được không cũng như tìm được những loại rau khác tốt hơn rau ngót. Nếu cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, hoặc có nhu cầu thăm khám, theo dõi sức khỏe thai kỳ, bạn có thể đến gặp bác sĩ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Hoặc bạn có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện, Tổng đài viên của MEDLATEC sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn đặt lịch khám nhanh chóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp