Bà bầu ăn đậu phộng được không là một thắc mắc vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp một số dưỡng chất cần thiết, nhưng nhiều mẹ bầu vẫn còn e ngại với loại thực phẩm này. Hãy cùng chuyên mục Thai Kỳ của AVAKids tìm hiểu nhé!
1Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng
Đậu phộng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Trước khi tìm hiểu bà bầu ăn đậu phộng được không, hãy cùng AVAKids khám phá giá trị dinh dưỡng của đậu phộng nhé.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn đậu phộng được không: Cần cẩn thận
Đậu phộng (hay còn gọi là lạc) là một loại hạt khô giàu đạm, chất béo và chất xơ. Đa số chất béo trong đậu phộng là chất béo tốt. Các loại chất béo này có tác dụng giảm chloesterol trong cơ thể. Đậu phộng là thực phẩm có chỉ số GI thấp tốt cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, đậu phộng cũng cung cấp nhiều vitamin E, magie, đồng, folate, arginine…
Trong một khẩu phần đậu phộng có chứa hàm lượng dinh dưỡng gồm:
- Calo: 207
- Đạm: 9g
- Chất béo: 18g
- Carbohydrate: 6g
- Chất xơ: 3g
- Đường: 1g
- Canxi cho bà bầu: 92 mg
2Bà bầu ăn đậu phộng được không
Bà bầu ăn đậu phộng được không là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc
Bà bầu ăn đậu phộng được không thì câu trả lời là có nếu mẹ bầu không bị dị ứng. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, khi mẹ bầu sử dụng đậu phộng da cá trong khi mang thai, nguy cơ trẻ bị dị ứng đậu phộng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các bằng chứng khoa học đầy đủ về vấn đề này.
Hiện tại, chưa có khuyến cáo nào về việc bà bầu ăn đậu phộng được không, nên hay không nên ăn hoặc ăn mỗi ngày bao nhiêu là được.
3Lợi ích khi bà bầu ăn đậu phộng
Xem thêm : Top 6 sữa bổ sung canxi cho người trên 50 tuổi được đề xuất
Dù chưa có bằng chừng hoặc lời khuyên khoa học nào để giải thích việc bà bầu ăn đậu phộng được không, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những lợi ích dinh dưỡng mà đậu phộng mang lại, cụ thể:
Cung cấp chất sắt
Các loại hạt nói chung, trong đó có đậu phộng, đều rất giàu chất sắt. Các mẹ bầu ăn đậu phộng nguyên hạt với mức vừa phải có thể tăng khả năng ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Tốt cho xương
Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ bầu phải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi, do đó nguy cơ bị loãng xương là rất cao. Các loại thực phẩm tốt cho xương như đậu phộng, sữa tươi, phô mai được khuyến cáo sử dụng để giảm thiểu các vấn đề về xương mà mẹ bầu có thể gặp phải.
Cung cấp chất béo không bão hòa
Trong đậu phộng, hàm lượng chất béo không bão hòa đơn, đặc biệt là axit oleic ở mức rất cao. Chất béo này rất tốt cho hệ tim mạch của mẹ bầu. Đậu phộng là một loại hạt giàu DHA cho bà bầu giúp phát triển trí não thai nhi.
Bổ sung calo
Nếu mẹ bầu bị tình trạng thiếu cân, có thể cân nhắc việc bổ sung đậu phộng trong khẩu phần ăn để cung cấp calo cho cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa
Đậu phộng là một loại thực phẩm có tác dụng cung cấp chất xơ cho cơ thể. Trong thai kỳ, mẹ bầu dễ bị gặp phải tình trạng táo bón, do đó, bổ sung chất xơ bằng cách ăn đậu phộng có thể giúp mẹ bầu loại bỏ vấn đề này.
4Lưu ý khi bà bầu ăn đậu phộng
Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc bà bầu ăn đậu phộng được không, các mẹ cũng cần chú ý thêm những lưu ý dưới đây:
- Hàm lượng chất béo trong đậu phộng lên tới 40%, do đó, nên ăn quá nhiều, mẹ bầu sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu, hoặc có thể dẫn tới tình trạng táo bón.
- Nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng, mẹ bầu nên cẩn trọng khi sử dụng loại hạt này. Trong trường hợp bị dị ứng, mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được xử lý và tư vấn kịp thời.
5Món ngon cho mẹ bầu ăn đậu phộng
Ngoài việc sử dụng đậu phộng thô, các mẹ hoàn toàn có thể chế biến đậu phộng thành các món ăn khác nhau, vừa đỡ nhàm chán lại vô cùng thơm ngon.
Sữa đậu phộng
Sữa đậu phộng là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng cho mẹ bầu
Xem thêm : Tính từ là gì? Phân loại, vị trí và ví dụ cụ thể của tính từ
Sữa đậu phộng là một trong những món rất dễ làm, mẹ bầu có thể kết hợp với sữa tươi tiệt trùng để tăng hương vị.
Cách chế biến:
- Rửa sạch đậu phộng, chần sơ với nước sôi
- Cho đậu phộng vào máy xay sinh tố, thêm 1 ít nước lọc rồi xay nhuyễn
- Lọc sữa qua rây, bỏ phần bã, đem phần nước lên bấp nấu khoảng 10 phút với lửa nhỏ
- Có thể thêm sữa tươi nếu thích
Bánh đậu phộng nho khô
Bánh đậu phộng nho khô có công thức dễ thực hiện
Cách chế biến:
- Trộn đều hỗn hợp gồm bột đậu phộng rang, bột yến mạch, bột đậu nành, bơ đậu phộng, mật ong, muối, vani và sữa hạnh nhân, nên đeo bao tay để trộn được đều.
- Trộn đến khi thấy hỗn hợp đặc lại thì cho nho khô vào, trộn đều lên.
- Cho toàn bộ hỗn hợp vào khuôn, để qua đêm ở ngăn mát tủ lạnh. Ngày hôm sau là có thể lấy ra sử dụng.
Chân gà hầm đậu phộng
Chân gà hầm đậu phộng là món ăn cung cấp nhiều chất đạm và vitamin cho thai kỳ
Cách chế biến:
- Rửa chân gà với nước muối loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch
- Đậu phộng rửa sạch
- Cho chân gà, đậu phộng, 1 ít gừng vào nồi nước, hầm chín kỹ
- Sau đó nêm nếm cho vừa ăn là được
6Đôi lời từ AVAKids
Trên đây là những thông tin liên quan đến thắc mắc bà bầu ăn đậu phộng được không mà AVAKids muốn gửi tới các mẹ bầu. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ an toàn.
Nguyệt Minh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp