Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong giai đoạn quan trọng này. Với nguồn dinh dưỡng dồi dào, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS thì để đảm bảo an toàn, mẹ bầu cần lưu ý sử dụng rau mồng tơi đúng cách. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu hãy tìm hiểu ngay!
Xem thêm:
Bạn đang xem: Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi?
- Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?
- Bầu 3 tháng đầu ăn cải xanh được không?
Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi không?
Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu có thể ăn rau mồng tơi vì đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai.
Rau mồng tơi có thể đáp ứng 5.4 – 12% lượng sắt cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Thêm vào đó, hàm lượng sắt và acid folic trong loại thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh ở thai nhi và tái tạo tế bào.
Theo Đông y, rau mồng tơi là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn và không chứa độc tố. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng chữa táo bón,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau mồng tơi chứa nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cụ thể trong 100g dưa chuột có chứa các thành phần sau:
Thành phần Định lượng Lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi Chất xơ 2.5g Cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón Carbohydrate 1.4g Tăng cường năng lượng cho cơ thể Vitamin C 72mg Tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cảm cúm ở mẹ bầu Canxi 176mg Ngăn ngừa loãng xương cho mẹ bầu và tham gia vào quá trình hình thành xương cho thai nhi. Phốt pho 34mg Duy trì sự cân bằng của các dưỡng chất và hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Sắt 1.6mg Hạn chế khả năng bị thiếu máu ở phụ nữ mang thai
Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn giàu axit hữu cơ, các nhóm vitamin B, magie, axit folic,… Nhờ chứa hàm lượng dưỡng chất cao, rau mồng tơi luôn là một trong những thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong giai đoạn mang thai.
Bảy lợi ích của rau mồng tơi đối với mẹ bầu 3 tháng
Rau mồng tơi chứa thành phần dinh dưỡng cao nên mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu 3 tháng đầu. Cụ thể:
Giảm táo bón trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra nhiều hormone progesterone gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa và nhu động ruột. Do đó mà phụ nữ mang thai giai đoạn đầu rất dễ bị táo bón.
Trong 100g rau mồng tơi chứa khoảng 2.5g chất xơ và chất nhầy có khả năng kích thích nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng
Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu thường suy yếu hơn bình thường. Bởi hệ miễn dịch lúc này đang tập trung bảo vệ bé, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị cảm cúm hoặc sốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g rau mồng tơi sẽ cung cấp cho cơ thể 72mg vitamin C – hơn 60% lượng vitamin trung bình cần thiết mỗi ngày. Sử dụng rau mồng tơi thường xuyên giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng sinh non hiệu quả.
Giảm lượng cholesterol trong suốt quá trình mang thai
Xem thêm : Bầu ăn hoa chuối được không? Lợi ích không ngờ từ hoa chuối với mẹ bầu
Mẹ bầu thường ít vận động trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai còn thay đổi về hormone, quá trình tiêu hóa, trao đổi và hấp thụ các dưỡng chất cần thiết. Đây đều là những nguyên nhân khiến mỡ tích tụ trong máu gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.
Chất nhầy trong loại thực phẩm này có công dụng hấp thụ cholesterol. Cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều được giữ lại trong ruột. Nhờ đó chất béo không ngấm được qua màng ruột mà được đào thải ra ngoài.
Cải thiện làn da mẹ bầu đặc biệt trong 3 tháng đầu
Trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, sự thay đổi nội tiết tố làm gia tăng hormone estrogen gây kích thích quá trình sản sinh melanin. Đây là một sắc tố có khả năng gây nên tình trạng nám da ở mẹ bầu.
Rau mồng tơi có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, giúp da mịn màng, giảm thâm sạm. Do đó, loại rau này là một trong những thực phẩm được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai nhằm cải thiện làn da.
Cải thiện thị lực đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt, dẫn đến tình trạng khô mắt hay mờ mắt ở phụ nữ mang thai.
Nhờ chứa hàm lượng sắc tố carotenoid dồi dào – trong 100g rau mồng tơi chứa đến 1920mg beta-carotene, loại thực phẩm này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có hại và nâng cao thị lực.
Rau mồng tơi giúp bổ sung lượng canxi cần thiết
Cơ thể bé bắt đầu hình thành khung xương và các bộ phận quan trọng từ tháng thứ 2 trong thai kỳ. Do đó, việc bổ sung canxi trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ.
Trong 100gr rau mồng tơi có 176mg canxi, chiếm gần 25% nhu cầu canxi cần thiết hằng ngày trong giai đoạn 3 tháng đầu. Việc bổ sung đầy đủ khoáng chất này cho cơ thể, sẽ giúp giảm nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng tiêu cực như còi xương, dị dạng xương, chậm phát triển,…
Rau mồng tơi bổ sung sắt giúp ngừa dị tật ở thai nhi
Khi mang thai, quá trình phân chia tế bào diễn ra mạnh mẽ (tế bào máu, tử cung,…) do đó mẹ bầu luôn được khuyến cáo cần bổ sung đầy đủ sắt và acid folic nhằm tái tạo máu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic trong 3 tháng đầu mang thai giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở bé.
Rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng rau mồng tơi trong 3 tháng đầu mang thai.
Cách ăn rau mồng tơi đúng cách cho mẹ bầu 3 tháng đầu
* Lưu ý khi ăn:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn 2 – 3 lần rau mồng tơi mỗi tuần và dùng tối đa 100gr một ngày. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung đa dạng các loại rau khác nhằm đảm bảo bảo phong phú dưỡng chất cho cơ thể.
- Chọn mua ở những nơi uy tín và đảm bảo chất lượng. Khi mua, mẹ bầu nên chọn những bó rau tươi, cuống và lá xanh, không bị dập,…
- Sau khi mua rau mồng tơi về, mẹ bầu cần sơ chế cẩn thận và rửa lại nhiều lần dưới vòi nước để loại bỏ tàn dư thuốc bảo vệ thực vật còn dính trên rau.
* Lưu ý khi kết hợp mồng tơi:
- Không kết hợp rau mồng tơi và thịt bò. Vì sự kết hợp này sẽ làm mất đi công dụng nhuận tràng khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.
- Không nên ăn rau mồng tơi sống. Theo kinh nghiệm dân gian, khi ăn rau mồng tơi sống thì chất nhầy sẽ gây đầy bụng và khó tiêu. Thêm vào đó, nấu chín rau mồng tơi giúp tối đa lượng dưỡng chất cơ thể có thể hấp thụ.
- Không ăn rau mồng tơi để qua đêm. Thói quen để thức ăn qua đêm thường xuất hiện trong nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, trong rau mồng tơi chứa lượng lớn nitrat, nếu để lâu sẽ bị phân hủy thành chất có khả năng gây ung thư dạ dày – nitrite.
- Không nên nấu rau mồng tơi quá lâu thì hàm lượng chất dinh dưỡng có thể bị thất thoát thông qua quá trình bay hơi.
Gợi ý món ngon từ mồng tơi tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu
MỒNG TƠI XÀO TỎI
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Nguyên liệu:
- 100gr rau mồng tơi, tỏi, gia vị.
Cách thực hiện:
- Lặt rau mồng tơi giữ ngọn và lá non.
- Sau đó rửa sạch, để ráo.
- Phi vàng tỏi với chút dầu ăn và cho rau mồng tơi vào đảo nhanh tay.
- Nêm nếm gia vị và thưởng thức.
CANH MỒNG TƠI NẤU NGAO
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Nguyên liệu:
- 100gr rau mồng tơi, 1kg ngao, tỏi, gừng và gia vị.
Cách thực hiện:
- Mồng tơi nhặt bỏ lá hư, rửa sạch và thái tùy sở thích.
- Rửa sạch ngao với nước và ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 giờ, vớt ra để ráo.
- Cho ngao đã rửa sạch vào nồi, thêm 1 tô nước cùng vài lát gừng để luộc.
- Khi ngao há miệng thì tách lấy phần thịt và lọc lấy nước.
- Phi thơm tỏi, cho phần thịt ngao vào xào nhanh.
- Sau đó cho thịt ngao và rau mồng tơi vào nước dùng, đun sôi, nêm nếm vừa ăn.
CANH CUA MỒNG TƠI VỚI MƯỚP
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Nguyên liệu:
- 300gr cua đồng xay, 1 bó mồng tơi, 1 quả mướp, gia vị.
Cách thực hiện:
- Mồng tơi nhặt bỏ lá già, rửa sạch và thái vừa ăn.
- Mướp gọt vỏ và cắt khúc.
- Cho 1 tô nước vào cua xay, dầm nhuyễn cho tơi rồi lọc lấy nước, bỏ bã.
- Đun sôi nước cua, cho rau và mướp vào.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Những lưu ý khi ăn rau mồng tơi đối với mẹ bầu 3 tháng đầu
Rau mồng tơi chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mẹ bầu không nên sử dụng loại thực phẩm này.
- Bị sỏi thận: Rau mồng tơi chứa hàm lượng lớn chất axit oxalic và purin. Khi ăn quá nhiều sẽ chuyển hóa thành axit uric, làm tăng nồng độ canxi oxalat trong nước tiểu gây. Chất này tích tụ lâu dần sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Mẹ bầu bị bệnh dạ dày: Vì chứa nhiều chất xơ, nên nếu mẹ bầu bị bệnh dạ dày sử dụng quá nhiều rau mồng tơi sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa lượng chất xơ, gây áp lực cho dạ dày.
- Mẹ bầu bị tiêu chảy: Đặc tính của rau mồng tơi rất mát, nhuận tràng,… Đây cũng là lý do chính mà phụ nữ mang thai nên hạn chế dùng rau mồng tơi. Vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại rau khác bà bầu 3 tháng đầu nên ăn
Bên cạnh sử dụng rau mồng tơi, mẹ bầu 3 tháng có thể dùng xen kẽ nhiều loại rau củ khác nhau để làm phong phú thực đơn và đa dạng dưỡng chất.
- Rau dền: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau dền chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Thành phần protein, lipid, glucid, vitamin, sắt và chất khoáng được nhận xét là cao hơn cải bó xôi gấp 3 lần. Mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng 100gr và dùng 2 – 3 lần/ tuần.
- Rau đay: Đây là một trong những loại rau mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Hàm lượng sắt trong rau đay góp phần bổ sung máu cho cơ thể và giảm tình trạng sảy thai.
- Bí đao: Loại thực phẩm này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các chất như xơ, glucid, canxi, sắt, nhóm vitamin,… đều cần thiết và quan trọng giúp mẹ bầu giảm chuyện bị phù thũng, giải nhiệt, giảm nghén,…
- Măng tây: Đây là loại thực phẩm an toàn cho mẹ bầu mang thai 3 tháng. Điển hình là chất folate trong măng tây giúp giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh hay ống thần kinh không được phát triển toàn diện.
- Đậu bắp: Chất xơ trong đậu bắp giúp duy trì nồng độ cholesterol khỏe mạnh, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và ổn định lượng đường máu trong thai kỳ cho mẹ bầu. Theo các nhà khoa học, phụ nữ mang thai nên ăn đậu bắp khoảng 5 trái/ngày.
Dựa trên các thông tin hữu ích trong bài viết này, mẹ bầu chắc hẳn đã có câu trả lời cho thắc mắc “mang thai 3 tháng đầu có nên ăn mồng tơi không”. Đây là loại thực phẩm hoàn toàn có thể sử dụng trong suốt thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe trong thai kỳ, phụ nữ mang thai đừng quên tuân thủ đúng theo những lưu ý kể trên.
Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết hoặc bạn có thể đặt lịch khám tại “TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS” tại địa chỉ: Tầng 2, Trung tâm thương mại Mandarin Garden 2, 99 phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn kĩ càng nhé!
***Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp