Trẻ ho ăn tôm được không là băn khoăn của nhiều cha mẹ khi có con bị ho. Thực tế, tôm không tác động đến triệu chứng ho nên trẻ bị ho có thể ăn tôm. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý khi kết hợp và chế biến tôm để không làm ảnh hưởng đến tình trạng ho ở trẻ. Hãy cùng Prospan tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây nhé!
- Điểm danh 10+ quán cơm tấm ngon nhất Sài Gòn lúc nào cũng đông nghẹt khách
- Vì sao bột đậu đỏ có khả năng làm trắng da? Sử dụng như thế nào? Bao lâu thì trắng?
- Quan hệ với người chưa đủ 18 tuổi có vi phạm pháp luật không?
- Nam 1989 lấy vợ hợp với tuổi nào nhất ?
- Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch?
1. Trẻ bị ho ăn được tôm
Nhiều cha mẹ vẫn cho rằng bé bị ho không được ăn tôm vì tôm là đồ hải sản tanh dễ gây kích ứng và khiến tình trạng ho của trẻ trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng vì chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh việc này.
Bạn đang xem: Trẻ ho ăn tôm được không? Lưu ý giúp trẻ ăn tôm đúng cách
Trên thực tế, tôm không phải là nguyên nhân gây ho và không làm ảnh hưởng đến tình trạng ho ở trẻ. Tuy nhiên, phần vỏ tôm nếu không được lọc bỏ, chế biến kỹ thì khi trẻ ăn rất dễ mắc vào họng và gây ngứa họng và dẫn đến ho. Vì vậy, khi chế biến tôm cho trẻ, cha mẹ loại bỏ sạch phần vỏ tôm cẩn thận.
Lưu ý: Đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn hay dị ứng hải sản, dù trẻ có bị ho hay không thì ba mẹ cần tuyệt đối không thêm tôm vào chế độ ăn uống của trẻ.
Trẻ bị ho nên ăn tôm nếu được chế biến đúng cách vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt tôm rất cao. Tất cả các hoạt chất canxi, protein, vitamin, khoáng chất,… có trong tôm đều tốt cho sự phát triển của cơ thể trẻ cả về mặt thể chất và trí não.
Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram thịt tôm:
Xem thêm : CÔNG THỨC SỐT DẦU TRỨNG
Thành phần dinh dưỡng Tác dụng với cơ thể bé Protein Giúp tăng cường sự phát triển cơ bắp, các cơ quan, da và nội tiết tốt trong cơ thể của trẻ. Sắt Bổ sung hàm lượng sắt cần thiết giúp việc cung cấp oxy cho các tế bào tốt hơn và giúp cơ thể trẻ loại bỏ được carbo dioxide không cần thiết ra ngoài. Chất khoáng: Canxi, đồng, sắt, kẽm… Hàm lượng khoáng chất cao giúp đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện hơn về cả mặt thể chất và trí tuệ. Vitamin A, D, B12 Vitamin A và D là những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống xương khớp, hệ tiêu hóa và các chức năng của đường ruột.
Vitamin B12 giúp cho các tế bào máu và thần kinh luôn được khỏe mạnh.
Omega 3 (acid béo) Omega – 3 kết hợp cùng vitamin B12 sẽ giúp cải thiện chức năng não của trẻ và giúp trẻ phát triển não bộ tốt hơn.
2. Trẻ từ bao nhiêu tuổi có thể ăn được tôm?
Thông thường, khi trẻ bắt đầu ăn dặm (từ tháng thứ 6 trở đi) thì cha mẹ có thể cho bé ăn tôm. Tôm là loại hải sản chứa nhiều chất đạm và dưỡng chất, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ dùng tôm với hàm lượng và cách chế biến khác nhau. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý cho bé ăn tôm đúng cách theo độ tuổi để bé thích nghi dần như sau:
- Trẻ 7 – 12 tháng: Nên cho trẻ ăn ở dạng bột, xay nhuyễn nấu cháo hoặc súp. Ở độ tuổi này, mỗi bữa các mẹ chỉ cho bé sử dụng từ 20 – 30 gram tôm đã bỏ vỏ và có thể ăn 3 – 4 bữa/ tuần.
- Trẻ 1 – 3 tuổi: Có thể chế biến ở dạng cháo, mì, bún, súp,… cho trẻ và mỗi bữa có thể cho trẻ sử dụng khoảng 30 – 40 gram thịt tôm.
- Trẻ 3 tuổi trở lên: Lúc này trẻ đã có thể nhai và nuốt tốt. Do đó, mẹ có thể chế biến tôm ở nhiều hình thức khác nhau cho trẻ. Mỗi ngày có thể cho bé ăn từ 1 – 2 bữa, mỗi bữa khoảng 50 – 60 gram tôm.
3. Cách sơ chế tôm an toàn cho bé
Với đối tượng là trẻ em, việc chế biến tôm đúng cách là điều rất cần thiết vì trẻ chưa thể tự nhận thức được. Dưới đây là cách chế biến tôm an toàn cho bé mà bạn có thể thực hiện.
- Bước 1: Ngâm tôm trong nước lạnh hoặc nước muối để rửa sạch tôm.
- Bước 2: Kéo phần chân tôm và dùng ngón tay cái để tách phần vỏ tôm ra khỏi phần thịt.
- Bước 3: Loại bỏ phần đầu, đuôi tôm và phần chỉ màu đen chạy dọc theo sống lưng tôm bằng cách dùng dao nhỏ chẻ lưng tôm để lộ phần chỉ đen rồi rút ra.
- Bước 4: Tôm sau khi đã sơ chế thì rửa sạch lại và để ráo nước. Bạn có thể sử dụng tôm để chế biến món ăn cho trẻ ngay hoặc bảo quản vào ngăn đá tủ lạnh và dùng dần.
Lưu ý: Khi chế biến tôm cho bé, bạn nên bỏ đầu tôm vì đây là bộ phận chứa nhiều chất thải, cứng rất dễ khiến trẻ bị hóc. Ngoài ra, cũng cần tách kỹ phần vỏ và càng bỏ đi để tránh để vỏ vụn lẫn vào phần thịt tôm, gây ho cho bé.
4. Lưu ý cho bé ăn tôm đúng cách
Xem thêm : Cách tự nhiên tăng kích thước vòng 1
Dù tôm là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách thì không chỉ làm giảm tác dụng của tôm mà còn gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính vì vậy khi cho bé ăn tôm, ba mẹ nên lưu ý những điểm sau:
- Không cho bé ăn tôm cùng các loại trái cây vì sự kết hợp này sẽ gây ảnh hưởng đến việc hấp thu protein và canxi có trong tôm vào cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng hoạt chất tanin có trong trái cây khi kết hợp cùng protein có trong tôm sẽ tạo thành kết tủa của canxi, gây kích thích đường tiêu hóa và nặng hơn có thể gây đau bụng, buồn nôn.
- Hải sản nói chung và tôm nói riêng là loại thực phẩm rất dễ bị dị ứng. Do đó, khi chưa biết trẻ có bị dị ứng tôm hay không, các bậc phụ huynh nên cho trẻ sử dụng từng ít một để kiểm tra, chắc chắn trẻ không bị dị ứng thì bắt đầu tăng số lượng lên dần.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 bữa tôm vì khi sử dụng quá nhiều tôm cho bé có thể khiến bé bị mất cân bằng dinh dưỡng.
- Nên chọn tôm tươi ở dạng chưa chế biến, ăn bao nhiêu thì mua bấy nhiêu, hạn chế tình trạng trữ đông và dùng dần nhằm giúp đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng có trong tôm.
- Chế biến tôm chín hoàn toàn, vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện nếu ăn phải thực phẩm chưa chín hoàn toàn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Đặc điểm nhận dạng tôm đã chín hoàn toàn là tôm cuộn tròn chữ C và có màu hồng cam.
- Chế biến tôm ở dạng hấp, luộc thay vì ở dạng chiên, rán do tôm ở dạng hấp, luộc giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, khi chế biến tôm ở dạng chiên, rán có thể làm bão hòa lượng chất béo không no có trong tôm và làm sản sinh ra peroxide lipid gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
5. Trẻ bị ho có thể bổ sung thực phẩm gì?
Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, khi đó ngoài ho trẻ còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác cùng với tình trạng cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Do đó khi trẻ nhỏ bị ho, điều quan trọng nhất là bạn cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất, thực phẩm cần thiết cho sức khỏe. Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà các mẹ cần cung cấp cho trẻ mỗi khi trẻ bị ho.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin A, kẽm và sắt: Đây là các dưỡng chất giúp trẻ tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Một số loại thực phẩm có chứa các hoạt chất trên mà các mẹ có thể sử dụng cho trẻ như: thịt bò, thịt gà, các rau họ cải,…
- Khi bé bị ho nên cho bé ăn các loại đồ ăn mềm như soup, cháo vì khi bị ho cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn và đau rát họng. Vì vậy các món ăn chế biến ở dạng cháo, súp giúp bé dễ tiêu hoá, dễ nuốt hơn và không gây rát cổ. Để biết thêm về các món cháo cho trẻ khi bị ho, bạn có thể tham khảo thêm bài viết trẻ bị ho ăn cháo gì tốt.
- Bé bị ho vẫn có thể bổ sung các loại thực phẩm như cua, gà,… đây đều là những thực phẩm chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, giúp trẻ bổ sung năng lượng, hồi phục cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ rằng trẻ bị ho không được ăn cua và thịt gà. Vì vậy, để hiểu hơn về việc này mời bạn tham khảo thêm bài viết “Trẻ em ho có được ăn cua không” và “Trẻ em ho có ăn được thịt gà không”
Bên cạnh việc bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, để giúp việc hồi phục của trẻ tốt hơn thì trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho, bạn cần thực hiện các việc sau:
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc các dụng cụ chuyên dụng nhằm loại bỏ các virus, vi khuẩn gây bệnh và dịch mũi họng nếu có.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông ở các bộ phận gồm ngực, cổ, bàn chân.
- Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài, đặc biệt là khi đến những nơi đông người như phòng tiêm chủng, trung tâm thương mại, siêu thị,…
- Sử dụng các loại siro có tác dụng hỗ trợ điều trị ho cho trẻ bằng thảo dược. Vì các sản phẩm từ thảo dược hầu hết đều an toàn và ít gây tác dụng phụ cho trẻ. Bạn có thể tham khảo siro ho Prospan – sản phẩm thuốc ho thảo dược chiếm thị phần số 1 tại CHLB Đức do công ty Engelhard Arzneimittel sản xuất, với thành phần là cao khô lá thường xuân (dược liệu được thu hái theo quy trình GACP).
Prospan được sử dụng trong trường hợp viêm đường hô hấp trên kèm theo ho hay điều trị các triệu chứng của bệnh lý viêm phế quản mãn và cấp tính. Trong đó, Prospan Syrup dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, còn đối với trẻ 6+ tuổi thì có thể tham khảo loại Prospan Forte.
Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi đã tổng hợp được ở trên, bạn đã có đáp án cho câu hỏi “Trẻ ho ăn tôm được không?”. Trẻ bị ho nên cho ăn tôm vì tôm không phải là nguyên nhân gây ho, ngược lại còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao giúp tăng cường sức khỏe ở trẻ. Hãy nhớ chế biến và cho bé ăn tôm đúng cách bạn nhé! Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với Prospan để được tư vấn.
Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình
- Liên hệ: 1900 6424
- Website: prospan.com.vn
- Fanpage: Thuốc ho Prospan
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp