Lý do trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ

  • Do môi trường xung quanh làm cho trẻ không thoải mái cũng làm trẻ vặn mình: tã bị ướt, trẻ bị quấn quá chặt, do trẻ thường có những vận động co tay co chân hay quơ tay nhưng nếu bị quấn chặt quá cũng làm cho bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình..

Các nguyên nhân và yếu tố làm bé hay bị vặn mình này đều do yếu tố sinh lý, không cần quá lo lắng. Nên nếu trẻ vẫn bình thường, không có khó chịu, ăn uống bình thường và vẫn lên cân tốt thì khi đến giai đoạn trẻ phát triển hoàn thiện sẽ bớt vặn mình hơn.

1.2 Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những dấu hiệu vặn mình do sinh lý, thì có những bé hay vặn mình quấy khóc, khóc thét về đêm, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, ăn uống… làm ảnh hướng tới khả năng tăng trưởng của bé thì cần chú ý các nguyên nhân bệnh lý gây ra.

Các nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ bao gồm:

  • Trẻ bị thiếu canxi: Thường gặp ở những trẻ sinh non, chế độ dinh dưỡng của mẹ kém, không tiếp xúc thường xuyên với nắng mặt trời nhưng lại không bổ sung vitamin D đường uống. Khi bé bị hạ canxi xuất hiện các triệu chứng như bé hay vặn mình ngủ không sâu giấc, dễ bị kích động, thường quấy khóc về đêm, bị đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn, hay nôn trớ, nấc, chán ăn, chậm lớn, chậm phát triển vận động…Trẻ có những biểu hiện của bệnh còi xương.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Do đặc điểm của trẻ sơ sinh cơ thắt dưới thực quản chưa phát triển hoàn chỉnh, nên dễ gây hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên, biểu hiện bằng trớ sữa hay nôn trớ, khi bé vặn mình dễ làm sữa trào lên, bé có thể ọc sữa…Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm trẻ khó chịu cũng dẫn tới vặn mình. Trào ngược thực quản có thể gây ra những biến chứng như hít sặc sữa, viêm phổi, chậm tăng cân…
  • Các bệnh lý khác: Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ có thể do bị các bệnh ngoài da gây ra ngứa ngáy, côn trùng chui vào tai làm trẻ khó chịu nên vặn mình.