Một trong những bài thơ gây xúc động nhất trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 chính là tác phẩm Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt (tên thật Nguyễn Việt Bằng). Bài thơ được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi ông còn là chàng sinh viên 22 tuổi đang theo học ngành luật tại đại học tổng hợp Kiev (Liên Xô cũ).
Như Bằng Việt từng chia sẻ trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, khi trải qua những ngày đông lạnh giá ở xứ người, ông nhớ da diết về gia đình, về bếp lửa và những ngày ở bên bà nội.
Bạn đang xem: "Bếp lửa" của Bằng Việt: 58 năm, đọc lại vẫn rưng rưng
Đó là lý do mà chỉ ngay từ những câu mở bài của Bếp lửa, nhà thơ đã nhấn mạnh đầy cảm xúc: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!” Chỉ với một câu thơ như vậy, người đọc đã dễ dàng cảm nhận được tình cảm giữa tác giả với bà của mình dù rất dung dị nhưng vẫn vô cùng sâu sắc và cảm động.
Trong ký ức của nhiều thế hệ người Việt, hình ảnh bếp lửa bập bùng đã gắn liền với những kỷ niệm thơ ấu ngọt ngào. Bên bếp lửa sẽ là những khoảnh khắc gia đình quây quần trò chuyện, nấu cơm hoặc cùng ăn một bữa cơm giản dị.
Hình ảnh bếp lửa ấm áp đã in sâu trong tâm trí của nhiều người Việt dù thời gian trôi qua, cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi và giờ đây, không còn nhiều người dùng bếp lửa nữa.
Ký ức “bếp lửa” của Bằng Việt và bà nội không hẳn chỉ là những kỷ niệm ngọt ngào. Như ông viết:
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Xem thêm : Các loại mì Cung Đình giá bao nhiêu?
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”.
Tác giả đã trải qua những khoảng thời gian “đói mòn đói mỏi” khiến ông mỗi khi nhớ lại vẫn cay sống mũi. Tuy nhiên, dù như thế nào, trong trí nhớ của một đứa trẻ xa bố mẹ thì khoảng thời gian ở bên người bà yêu thương của mình vẫn sẽ là những miền ký ức ngọt ngào. Vì thế, Bằng Việt viết:
“Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
Trong những năm 60, đất nước trải qua muôn vàn khó khăn vì chiến tranh ác liệt, ngôi làng mà bà cháu Bằng Việt ở đã bị giặc đốt cháy và hai bà cháu phải nhờ tới hàng xóm giúp đỡ để dựng lại một túp lều nhỏ. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ như vậy nhưng bà của nhà thơ vẫn kiên cường, mạnh mẽ vượt lên hoàn cảnh. Bà của Bằng Việt còn dặn cháu:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”.
Qua những vần thơ dung dị, có thể cảm nhận được tình cảm bao la mà bà của Bằng Việt dành cho con cháu của mình. Dù khó khăn tới mấy cũng sẽ cố gắng tự mình vượt qua, không để các con đang đi công tác xa nhà phải lo lắng. Trong gian khó, thử thách, bà của nhà thơ vẫn luôn là người “giữ lửa”, thắp sáng tình yêu trong gia đình và tình yêu dành cho tổ quốc của mình. Nhà thơ viết:
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Xem thêm : Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Ngọn lửa ở đây không chỉ còn là một ngọn lửa thông thường mà đã trở thành một hình tượng đẹp đại diện cho tình yêu của người bà dành cho cháu và xa hơn nữa, đó là niềm tin và tình yêu dành cho tổ quốc, niềm tin rằng khó khăn nào rồi cũng sẽ qua, chỉ cần chúng ta kiên cường, luôn khắc ghi trong tim những tình cảm lớn lao nhất dành cho quê hương, đất nước của mình. Hình ảnh bà của nhà thơ cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho nhiều người phụ nữ Việt Nam: Tần tảo, chịu thương, chịu khó.
Cứ như vậy, nhiều năm sau đó, khi Bằng Việt đã trưởng thành thì bà của nhà thơ vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa. Bên bếp lửa không chỉ là nồi xôi, củ khoai, củ sắn mà là cả những tâm tình của những người yêu thương nhau, là những tình cảm dung dị và thiêng liêng biết mấy. Đó là lý do Bằng Việt viết nên những câu thơ:
“Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Bài thơ Bếp lửa kết lại bằng lời tự sự của người cháu đang xa nhà nhưng vẫn đau đáu nỗi nhớ quê hương:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
Dù đã trưởng thành và không còn ở trong vòng tay của bà nhưng Bằng Việt sẽ không thể nào quên những ngày sống cùng bà trong gian nhà đơn sơ với bếp lửa luôn nồng ấm như tình cảm bà dành cho nhà thơ. Dù cách xa bà hàng nghìn cây số, Bằng Việt vẫn băn khoăn suy nghĩ, không biết giờ này ở nhà, bà đã nhóm lửa hay chưa.
Những vần thơ dung dị và đầy xúc động của Bếp lửa được nhiều thế hệ người Việt yêu thích bởi đó là “bức tranh” đẹp nhất miêu tả tình cảm gia đình, tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp