Thực hiện các biện pháp sơ cứu khi bị chó cắn có vai trò rất quan trọng, điều này có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
- Khám phá ý nghĩa mụn ruồi ở tai nam/nữ
- Tìm hiểu chi tiết về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta – Địa lý 12
- Ô tô, xe máy đi ngược chiều thì mức phạt là bao nhiêu tiền?
- Mẹo vặt: Mở nắp chai lọ khi vô tình vặn quá chặt
- Bỏ túi ngay cách thu hồi tin nhắn, xóa tin nhắn Zalo ở cả hai bên trên điện thoại và máy tính
Phân loại mức độ các vết chó cắn
Thông thường, sự nghiêm trọng của vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ khác nhau, cụ thể là:
Bạn đang xem: ✴️ Bị chó cắn chảy máu phải xử lý thế nào?
- Mức độ 1: Răng của chó không chạm vào da.
- Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng da vẫn chưa rách.
- Mức độ 3: Có từ một đến bốn vết thương hở, nông trên da.
- Mức độ 4: Một vết cắn nhưng gây ra từ một đến bốn vết thương hở. Trong đó có ít nhất một vết thương thủng sâu.
- Mức độ 5: Nhiều vết cắn, bao gồm một số vết thương thủng sâu. Có thể do bị chó tấn công mạnh bạo.
Sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu
Khi bị chó tấn công, răng cửa của chúng sẽ ngoạm vào phần mô thịt, đồng thời những chiếc răng nhỏ hơn có thể làm rách da. Kết quả là gây nên một vết thương hở và lởm chởm. Chính vì vậy, khi bị chó cắn, bạn nên thực hiện ngay những bước sơ cứu để xử lý vết thương nhằm hạn chế khả năng nhiễm trùng:
- Đầu tiên, cần phải nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, hãy rửa thật sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước ấm. Đối với tình trạng bị chó cắn chảy máu, cần chườm bằng vải sạch trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy rồi mới rửa vết thương
- Ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra, điều này sẽ giúp loại bỏ vi trùng
- Bôi kem kháng sinh lên vùng bị thương
- Sử dụng băng vô trùng để bịt kín vết thương
- Giữ vùng bị thương cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng
- Trường hợp vết thương nhẹ ở mức độ 1, 2 hoặc 3 thì bạn có thể tự xử lý tại nhà một cách an toàn thông qua việc rửa vết thương hằng ngày và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2023, đếm ngược đến ngày Tết Trung thu
Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý vết thương tại nhà, nếu nạn nhân có các biểu hiện sau đây thì nên đưa họ đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:
- Máu chảy nhiều và không kiểm soát được
- Vết cắn để lộ xương, gân, cơ
- Vết thương gây đau dữ dội
- Gây mất chức năng, chẳng hạn như không thể uốn cong các ngón tay
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ
- Người bị sốt hoặc cảm thấy yếu ớt, ngất xỉu
- Vết thương tiết dịch mủ vàng và có mùi hôi
Cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu bị vết cắn hở và bạn chưa tiêm phòng uốn ván trong thời gian 5 năm qua hoặc trong trường hợp con chó đã cắn bạn có biểu hiện kỳ lạ, cũng như không thể xác định rằng chúng đã được tiêm phòng vắc-xin dại hay chưa.
Ngoài ra, người bị suy giảm hệ miễn dịch, người đang có bệnh lý nền (như bệnh đái tháo đường) hoặc đang điều trị y tế chẳng hạn như hóa trị liệu, cũng là các đối tượng cần phải có sự hỗ trợ của bác sĩ khi bị chó tấn công.
Nhiễm trùng khi bị chó cắn
Xem thêm : Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?
Khoảng 50% trường hợp vết thương bị chó cắn có vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu, pasteurella, và capnocytophaga. Đôi khi chó cũng có thể mang tụ cầu vàng kháng methicillin.
Vết cắn ở tay hoặc chân có khả năng nhiễm trùng cao hơn. Một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng là sử dụng rượu bia, người có hệ miễn dịch yếu kém, bệnh nhân đái tháo đường, đang hóa trị liệu hoặc cắt bỏ lá lách.
Tình trạng nhiễm trùng cần được phát hiện và điều trị sớm nhất, nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết cùng một loạt biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như suy thận, đau tim, hoại thư,…
BS Nguyễn Hà Anh Phương – Khoa Cấp cứu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp