CÚM A: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN, CHUẨN ĐOÁN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm A là một trong bốn loại virus cúm, có thể gây ho, đau nhức cơ thể và đau họng. Vậy cúm A là gì, cúm A sốt bao lâu, và làm thế nào để điều trị cúm A? Hãy cùng Hapacol tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Cúm A là gì?

Cúm A là một loại virus gây bệnh cúm, một bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Nó có thể lây lan qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Người khác thậm chí có thể bị sốt cúm A khi sờ vào miệng hoặc mũi sau khi đã dùng tay tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus trên đó. Nếu bị sốt cúm A, bạn cần nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.

Ngoài virus cúm A, còn các loại virus cúm khác là cúm loại B và loại C. Virus cúm A và B là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cúm ở các quốc gia và có thể tạo ra các đợt bùng phát dịch trên diện rộng. Do có khả năng thay đổi và biến chủng nhanh từ mùa cúm này sang mùa cúm khác nên virus cúm A thường xuất hiện nhiều hơn trong các dịch bệnh cúm mùa. Cúm C có thể gây bệnh cho trẻ em tương tự như cảm lạnh thông thường.

Xem thêm:Cúm A và cúm thường khác nhau như thế nào?

2. Nguyên nhân cúm A

Virus cúm A di chuyển trong không khí dưới dạng các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn có thể trực tiếp hít phải các giọt bắn này hoặc tiếp xúc với các đồ vật có virus – chẳng hạn như điện thoại hoặc bàn phím máy tính – rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình.

Những người nhiễm virus cúm A có khả năng lây nhiễm từ khoảng một ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau khi chúng bắt đầu. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể bị lây nhiễm trong một thời gian dài hơn một chút.

Virus cúm liên tục biến đổi và thường xuyên xuất hiện các biến chủng mới. Nếu bạn đã từng bị sốt cúm A trước đây, cơ thể bạn đã tạo ra các kháng thể để chống lại chủng virus đó. Nếu virus cúm trong tương lai tương tự như virus bạn đã gặp trước đây, thì những kháng thể đó có thể ngăn ngừa bạn bị nhiễm bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, mức độ kháng thể có thể suy giảm theo thời gian.

Ngoài ra, các kháng thể chống lại virus cúm bạn đã gặp trong quá khứ có thể không bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới, bởi chúng có thể là những virus rất khác với những virus bạn đã mắc phải trước đây.

Bên cạnh đó, cúm A còn được xuất phát từ một số nguyên nhân như:

  • Do thời tiết giao mùa, làm cho cơ thể của người bệnh chưa kịp thích nghi với điều kiện khí hậu.
  • Do sức đề kháng yếu, dễ bị vi rút xâm nhập.
  • Do tiếp xúc với những động vật bị nhiễm cúm A. Một số loại động vật có vú cũng có thể lây bệnh cho người như: lợn, ngựa và các loại gia cầm.
  • Vi rút cúm A cũng dễ lây lan khi bạn đến những nơi công cộng, đông người như: công sở, trường học, công viên, nhà trẻ…
  • Bạn cũng có thể mắc cúm A khi dùng chung các đồ dùng sinh hoạt (khăn tắm, muỗng, khăn…) với người bệnh. Hoặc tiếp xúc với các đồ gia dụng chứa vi rút cúm A trong gia đình (bàn, ghế, tay nắm cửa, điều khiển…) sau đó đưa tay lên mặt, mũi, miệng.
  • Do tiếp xúc quá thân mật với những người bị bệnh cúm A.

3. Triệu chứng Cúm A

Tính đến thời điểm hiện tại, triệu chứng của cúm a đã và đang trở thành một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Sau đây là các triệu chứng phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ.

Biểu hiện Cúm A ở người lớn

Biểu hiện cúm a ở người lớn thường rất dễ nhận biết. Các biểu hiện cúm a ở người lớn bao gồm: sốt, đau mình mẩy, đau nhức đầu, hắt hơi, chảy nước mũi,…. Nếu để các triệu chứng này kéo dài, không có biện pháp hỗ trợ sẽ gây nên tình trạng mất nước trầm trọng ở người bệnh, làm cho cơ thể chúng ta ngày một suy nhược và không còn sức lực.

Biểu hiện cúm A ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu cúm a ở trẻ nhỏ là gì? Bố mẹ có thể nhận thấy những thay đổi thất thường ở có thể trẻ bị cúm a như sau:

  • Xuất hiện tình trạng sốt kèm theo đau nhức đầu kéo dài.
  • Ho, viêm họng và ngứa rát ở vùng cổ
  • Sưng hạch vùng hầu họng và bắt đầu cảm thấy khó chịu.
  • Hắt hơi kèm theo chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
  • Đau mỏi các cơ, cơ thể mệt mỏi,…

4. Làm sao để điều trị cúm A?

Nếu bạn bị cúm A, bạn có thể sẽ khỏe hơn trong vòng một tuần bằng cách:

  • Cố gắng nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol (Hapacol) hoặc aspirin.
  • Uống nhiều nước.
  • Tắm nước ấm.
  • Mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để làm giảm nhiệt độ cơ thể.

Nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Bạn cũng nên ngừng uống thuốc hạ sốt và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn cảm thấy đau ngực, khó thở, chóng mặt và nôn nhiều.

Xem thêm: Cách điều trị Cúm A an toàn để tránh biến chứng Cúm A

5. Các loại thuốc trị Cúm A

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại thuốc trị cúm a. Thông qua các triệu chứng cúm a, người bệnh sẽ có thể nhận biết được sự biến đổi thất thường ở cơ thể và tìm kiếm cho mình những cách thức điều trị an toàn, phù hợp. Các loại thuốc trị cúm A bao gồm: thuốc hạ sốt, thuốc kháng virus, thuốc giảm ho, thuốc xịt mũi.

6. Cách phòng ngừa Cúm A

Việc phòng ngừa cúm a là điều cần thiết, không thể bỏ qua. Để hạn chế virus xâm nhập vào cơ thể, chúng ta nên rửa tay thường xuyên, tránh đám đông, che miệng và hắt hơi nơi đông người, bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, vitamin và chất đề kháng khác,…

7. Các loại Cúm A thường thấy

Tính đến thời điểm hiện tại, các chủng loại virus cúm A thường bắt gặp sẽ bao gồm:

  • Cúm A/H1N1
  • Cúm A/H5N1
  • Cúm A/H3N2
  • Cúm A/H7N9

8. Các câu hỏi liên quan về Cúm A

Dưới đây là một số các câu hỏi liên quan đến triệu chứng cúm a cũng như các thông tin cơ bản về cúm a mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm

Cúm A có bị lại không?

Đối với những người bị bệnh cúm a có thể sẽ bị lại. Vi cúm a là bệnh gây nên bởi virus nên cả kể khi chúng ta đã mắc bệnh trước đó, nếu không có biện pháp phòng tránh thì vẫn sẽ có thể bị lại.

Khi bị Cúm A có được tắm không?

Cúm a có được tắm không? Đối với những người bị cúm nên hạn chế và tránh tắm vì nước có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

Bị Cúm A mấy ngày thì khỏi?

Cúm a mấy ngày khỏi? Người bình thường bị cúm a sẽ mất tầm 1 tuần để có thể khỏi bệnh. Đối với người cao tuổi, người có sức đề kháng yếu,…. thì thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Nếu như không tìm kiếm cho mình cách thức điều trị phù hợp sẽ gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Bị Cúm A có nên truyền nước không?

Bị cúm a có nên truyền nước không? Người bị cúm a thì không nên truyền muối, đường hay các chất điện giải khác vào cơ thể. Bởi chúng sẽ gây ảnh hưởng, làm tăng áp lực lên vùng sọ và tăng phù não, khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Cách lý tưởng và an toàn nhất là khi người bệnh đã được xác định mắc virus cúm A cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cúm A nếu được can thiệp và điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị tích cực mà ít có nguy cơ gặp biến chứng.

Bị cúm A có được gội đầu không?

Bị cúm a có được gội đầu không? Theo như nghiên cứu cho thấy, những người bị cúm, sốt thường không thể gội đầu. Vậy nên chúng ta cần hạn chế và tránh gội đầu khi bắt gặp các triệu chứng cúm a.

Bài viết của Hapacol đã đưa ra các kiến thức liên quan đến triệu chứng cúm a, nguyên nhân và hướng điều trị. Hy vọng thông qua những nội dung chia sẻ trên bạn sẽ bỏ túi cho mình kiến thức về loại cúm này, biết cách phòng tránh và chăm sóc sức khỏe nếu không may mắc bệnh.

Góc giải đáp:

Cúm A có lây không? Cách phòng ngừa Cúm A an toàn

TRẺ BỊ CÚM A SỐT BAO NHIÊU NGÀY THÌ KHỎI

Nguồn tham khảo:

https://www.healthdirect.gov.au/influenza-a-flu

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/flu/symptoms-causes/syc-20351719

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận