Vết thương hở nên bôi thuốc gì? Gợi ý 5 loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video bị đứt tay nên bôi thuốc gì

Vết thương hở là tình trạng da bị tổn thương phổ biến mà ai cũng dễ mắc phải do chấn thương, phẫu thuật, hoặc do những bất cẩn trong cuộc sống hàng ngày. Vậy vết thương hở nên bôi gì? Cùng tìm hiểu về những loại thuốc và chỉ ra cách làm vết thương hở mau khô trong bài viết dưới đây nhé!

Top 5 loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả bạn nên cân nhắc

Nếu bạn đang băn khoăn không biết vết thương hở nên bôi thuốc gì thì có thể tham khảo gợi ý 5 loại thuốc bôi dưới đây nhé!

1. Kem mỡ Neosporin 1 giúp sơ cứu vết thương nhanh chóng

Nguồn gốc: Sản phẩm xuất xứ tại Mỹ.

Thành phần: Loại kem mỡ này có thành phần bao gồm có Bacitracin Zinc, Neomycin, Polymyxin B, Pramoxine HCl.

Giá thành: Khoảng 200.000 VNĐ/tuýp 28,3g.

Chỉ định: Dùng trong các trường hợp da bị trầy xước, vết thương hở miệng.

Tác dụng: Giúp sơ cứu ngay những vết thương nhỏ, vết xước, vết bỏng và vết côn trùng đốt trên da.

Cách dùng:

  • Thuốc chỉ được sử dụng ở ngoài da.
  • Sát khuẩn, làm sạch vết thương, cho một lượng nhỏ vào đầu ngón tay rồi xoa đều lên vết thương.
  • Có thể băng kín bằng băng vô trùng sau khi thoa kem.

Lưu ý: Đây là thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị vết thương hở nên bôi thuốc gì. Nhưng bạn cũng không được sử dụng bừa bãi mà cần có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ những tác dụng phụ như: dị ứng, phát ban hay vết thương không có dấu hiệu phục hồi, cần đến ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Vết thương hở nên bôi thuốc gì ? Gợi ý 5 loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả 3

Vết thương hở nên bôi thuốc gì – Kem mỡ Neosporin 1

2. Kem bôi Silvirin điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả

Nguồn gốc: Sản phẩm xuất xứ tại Ấn Độ.

Thành phần: Sản phẩm có thành phần bao gồm Sulfadiazine bạc 1%, tá dược vừa đủ.

Giá thành: Khoảng 20.000 VNĐ/tuýp 20g.

Chỉ định: Kem bôi Silvirin có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn do vết thương hở, bỏng cấp độ 2 và cấp độ 3.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ trước khi dùng thuốc.
  • Dùng một lượng vừa đủ bôi lên vết thương hở. Khi cần thiết, có thể bôi lại thuốc tại những vị trí bị trôi kem do các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân.

Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ sinh non dưới 2 tháng tuổi. Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra phản ứng dị ứng, cần ngưng sử dụng thuốc. Sản phẩm không chỉ định đối với người bị thiếu G6PD vì có thể xảy ra hiện tượng huyết tán.

3. Kem bôi da Panthenol 5% chữa vết thương hở

Nguồn gốc: Sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam.

Thành phần: Thành phần của loại kem bôi da này bao gồm có D-panthenol, tá dược vừa đủ

Giá thành: Khoảng 25.000 VNĐ/tuýp 20g

Chỉ định: Sản phẩm được chỉ định dùng cho các trường hợp tổn thương da ở lớp nông.

Cách sử dụng: Lấy một lượng nhỏ vừa đủ rồi bôi thuốc vào vùng da bị tổn thương, 1 – 2 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu cần.

Lưu ý: Sản phẩm có thể kéo dài thời gian chảy máu nên cần phải thận trọng khi dùng cho người có nguy cơ chảy máu khác.

Vết thương hở nên bôi thuốc gì ? Gợi ý 5 loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả 2

Vết thương hở nên bôi thuốc gì – Kem bôi da Panthenol 5%

4. Thuốc bôi Zinksalbe Dialon tái tạo vết thương hở

Nguồn gốc: Xuất xứ tại Đức.

Thành phần: Loại thuốc này được bào chế dưới dạng mỡ bôi ngoài da với thành phần bao gồm oxit kẽm, cetyl stearyl alcohol, Vaseline, tá dược trắng, rượu sáp len.

Giá thành: Khoảng 165.000 VNĐ 25g.

Tác dụng:

  • Kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của da.
  • Giữ ẩm, làm mềm vết thương.
  • Làm dịu, săn se các vết thương hở.

Chỉ định: Sản phẩm được sử dụng trong các trường hợp tổn thương bề mặt da hoặc các vết thương hở trên da.

Cách sử dụng:

  • Làm sạch vết thương.
  • Thoa một lớp mỏng lên vết thương, tần suất 1 vài lần/ngày.
  • Có thể che phủ bằng gạc vô trùng.

Lưu ý: Trong trường hợp vùng da bị viêm nặng, khi dùng sẽ có cảm giác nóng nhẹ. Không nên sử dụng loại thuốc này đồng thời với các loại thuốc bôi khác trên cùng một vị trí tổn thương. Đồng thời, chống chỉ định đối với những người bị dị ứng với kẽm oxit hoặc các thành phần khác có trong sản phẩm. Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

5. Gel Trị Vết Thương Hở: Healit Vn Pharma

Nguồn gốc: Sản phẩm xuất xứ tại Việt Nam.

Thành phần: Kem bôi vết thương hở Healit Vn Pharma gồm có 3 thành phần Copolymer 2-hydroxyethyl methacrylate (10%) ; Macrogol 300 (46%) ; Nước cất (44%).

Giá thành: Khoảng 315.000 VNĐ/tuýp 10g

Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các vết thương hở cấp tính và mãn tính như các vết rách trầy xước da ; vết nứt da, niêm mạc (nứt núm vú, nứt kẽ hậu môn, nứt môi…) ; vết bỏng có tổn thương da; vết thương hoại tử do tắc mạch ; loét do tì đè ; vết thương hậu phẫu ; những tổn thương da tương tự.

Cách dùng:

  • Rửa sạch các tạp chất cơ học trên vết thương (bụi bẩn, dư lượng của các loại chế phẩm điều trị khác).
  • Bôi lớp gel mỏng 1mm vào vùng tổn thương.
  • Dùng đầu nhọn trên nắp đục thủng đầu tuýp. Bôi một lớp gel mỏng (khoảng 1mm) trên toàn bộ bề mặt vết thương và rộng ra ngoài vết thương một khoảng nhỏ.

Lưu ý: Nếu cần thiết có thể dùng loại băng gạc không thấm nước để che phủ lên bề mặt vết thương sau khi đã bôi gel, các loại gạc này phải rộng hơn vết thương chừng 1cm. Sau thời gian từ 12-48 tiếng, tùy theo tình trạng vết thương và lớp gel trên bề mặt, hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị cần thiết bôi lớp gel mới và thay băng. Đối với các vết thương hoại tử có thể bôi lớp Gel mới và thay bằng sau 72 tiếng và giữ đúng các phác đồ điều trị khác

Vết thương hở nên bôi thuốc gì ? Gợi ý 5 loại thuốc bôi vết thương hở hiệu quả 1

Vết thương hở nên bôi thuốc gì – Gel Trị Vết Thương Hở Healit Vn Pharma

Những vấn đề cần tránh khi chăm sóc vết thương hở

Ngoài vấn đề vết thương hở nên bôi thuốc gì thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình chăm sóc vết thương hở, để vết thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo:

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh bôi hoặc rắc lên vết thương. Việc lạm dụng kháng sinh, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nó sẽ làm tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Không nên mặc quần áo bó sát, tránh sự cọ xát và tiếp xúc quá nhiều đến vết thương. Điều đó có thể làm vết thương chảy máu thêm, không thông thoáng khí.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm làm tăng nguy cơ mưng mủ hoặc để lại sẹo sau khi vết thương đã lành như rau muống, thịt gà, đồ hải sản,….
  • Trừ những lúc chăm sóc vết thương thì bạn không được chạm tay lên vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Việc làm này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn môi trường bên ngoài xâm nhập vào.
  • Nên kiêng ăn rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp khi có vết thương hở. Đây là những loại thực phẩm dễ khiến vết thương mưng mủ, chậm lành và dễ để lại sẹo hơn.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề vết thương hở nên bôi thuốc gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)