Bị hen suyễn khó thở nên làm gì?

Hen suyễn là một căn bệnh có thể gây đe dọa tính mạng ở người. Căn bệnh này gây ra 4.145 ca tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ. Nếu bệnh hen suyễn được kiểm soát và theo phác đồ điều trị đúng thì sẽ chỉ ảnh hưởng rất ít đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của CDC, 61,9% người trưởng thành mắc bệnh hen suyễn đa số thuộc loại không kiểm soát được.

Mặc dù nhiều tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng này, nhưng chúng thường là dấu hiệu của bệnh hen suyễn đặc biệt là ho vào ban đêm hoặc buổi sáng. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ trải qua tình trạng thở khò khè, khó thở, tức ngực.

Bị hen suyễn khó thở nên làm gì? -0
Ảnh minh họa – nguồn Terry Vine/Getty Images

Các bước cần thực hiện ngay khi lên cơn hen suyễn

– Giữ bình tĩnh.

– Làm theo hướng dẫn trong chỉ định của bác sĩ, hướng dẫn này có thể sẽ khuyên dùng thuốc giảm đau nhanh, thường ở dạng ống hít hen suyễn.

– Nếu thuốc không làm giảm các triệu chứng, có thể cần dùng corticosteroid ở dạng hít như prednisone (Rayos).

– Nếu tình trạng khó thở, ho kéo dài hoặc trầm trọng hơn, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Bài tập thở

Các bài tập thở có thể có tác động tích cực đến việc tăng thông khí, chức năng phổi và chất lượng cuộc sống ở những người mắc bệnh hen suyễn nhẹ đến trung bình.

Hai phương pháp đơn giản trong số các bài tập thở cho bệnh hen suyễn là thở mím môi và thở bằng cơ hoành.

Kỹ thuật thở mím môi có thể giúp nhịp thở chậm lại và giảm khó thở, bao gồm các bước sau:

1. Hít vào bằng mũi trong khi miệng ngậm lại.

2. Đặt môi ở tư thế mím lại, như thể đang huýt sáo.

3. Thở ra trong tư thế môi mím lại. Thời gian thở ra ít nhất phải gấp đôi thời gian hít vào.

“Thở bằng bụng” là tên gọi khác của thở bằng cơ hoành giúp làm chậm nhịp thở và giảm nhu cầu oxy của cơ thể, bao gồm các bước.

1. Đặt một tay lên bụng và tay còn lại lên ngực trên.

2. Hít vào bằng mũi. Không khí vào bụng phải nhô lên, nhưng ngực trên thì không.

3. Thở ra bằng miệng, giữ cho vai và cổ thư giãn. Thời gian thở ra phải dài hơn 2-3 lần so với hít vào.

Dầu khuynh diệp

Nhờ tác dụng chống viêm, dầu khuynh diệp có thể là một phương pháp điều trị bổ sung có lợi cho bệnh nhân hen suyễn kháng thuốc steroid.

Nên pha loãng dầu khuynh diệp trước khi sử dụng. Đặt dầu đã pha loãng vào máy khuếch tán hoặc thoa dầu đã pha loãng lên da đều phát huy tác dụng.

Gừng

Năm 2020, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lợi ích tiềm năng của gừng và 6-shogaol (một hợp chất hoạt tính sinh học trong gừng) đối với bệnh hen suyễn. Kết quả chỉ ra cả hai đều có khả năng làm thư giãn cơ trơn và giảm sưng viêm ở đường thở.

Gừng có sẵn ở dạng thực phẩm bổ sung, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng. Mọi người cũng có thể thêm gừng vào chế độ ăn uống cũng như sử dụng gừng trong nấu ăn, tiêu thụ các sản phẩm có chứa gừng hoặc uống trà gừng.

Nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn

Tiếp xúc với các tác nhân khác nhau có thể gây ra cơn hen suyễn, bao gồm:

– Tác nhân ngoài trời như nấm mốc và phấn hoa

– Tác nhân trong nhà như lông thú cưng, nấm mốc và bụi

– Hoạt động thể chất quá sức

– Căng thẳng cảm xúc như khóc, cười hoặc tức giận dữ dội

– Các bệnh nhiễm trùng như cúm, cảm lạnh và COVID-19

– Chất lượng không khí kém hoặc không khí rất lạnh

– Một số loại thuốc như aspirin

Cơn hen bùng phát kéo dài bao lâu?

Bệnh hen suyễn có bốn mức độ như sau: không liên tục, nhẹ, trung bình và nghiêm trọng.

Thời gian bùng phát cơn hen khác nhau và phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ viêm của đường thở.

Các triệu chứng nhẹ có thể kéo dài trong vài phút, nhưng các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày.

Phòng ngừa cơn hen bùng phát

Theo nghiên cứu từ năm 2020, một số thói quen ăn kiêng có thể giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Ngược lại, tiêu thụ quá mức thực phẩm làm từ sữa có liên quan đến gây nguy cơ cao hơn và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Ngoài ra, chế độ ăn Địa Trung Hải và thuần chay, hạn chế thực phẩm động vật, cũng có thể góp phần làm giảm nguy cơ và giảm bùng phát các cơn hen.

Các biện pháp phòng ngừa hen suyễn khác bao gồm: duy trì cân nặng vừa phải, tránh ô nhiễm không khí, giữ cho ngôi nhà không bị ẩm ướt và nấm mốc và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

(Nguồn:https://www.medicalnewstoday.com)