1. Nên hay không nên ăn thịt gà khi ho?
Ho có rất nhiều nguyên nhân: viêm phế quản, viêm phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) … Nhưng tựu chung lại bởi vì đường hô hấp của chúng ta bị viêm, phù, tăng tiết dịch nhầy. Chính do lớp dịch nhầy đặc quánh này làm tắc nghẽn, thu hẹp đường thở dẫn đến các cơn ho, tức ngực, khò khè.
Theo Hypocrite – cha đẻ của ngành Y học hiện đại phương Tây, cần chọn thức ăn về chất lượng cũng như số lượng để phù hợp với từng giai đoạn của bệnh và việc hạn chế hoặc ăn thiếu chất rất nguy hiểm đối với người bệnh.
Bạn đang xem: Chuyên gia giải đáp: Bị ho có nên ăn thịt gà không?
Bài viết của Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Thanh Hải trên báo Sức khỏe và đời sống đã liệt kê rất rõ những thực phẩm chứa lượng histamine cao: cá đóng hộp, cá hun khói, nước tương, rượu sâm banh, bia, giấm, nước sốt, xúc xích … Và những thực phẩm làm tăng cường sự bài tiết của histamine như: sôcôla, dâu tây, lòng trắng trứng…
Khi lượng histamine trong cơ thể chúng ta tăng lên cao làm giãn mạch, co thắt khí phế quản, xảy ra những phản ứng dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa cũng có thể dẫn đến ho. Vậy chúng ta không nên ăn những thực tập chứa nhiều histamine và kích thích tiết histamine kể trên.
Vậy đối với thịt gà nên hay không nên ăn khi bị ho?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Thạc sỹ – bác sỹ Lê Thị Hải – Nguyên giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng viện dinh dưỡng Quốc gia, quan niệm kiêng ăn thịt gà khi bị ho của ông bà ta từ xưa là không có căn cứ. Chưa có bất kỳ chứng cứ khoa học nào chứng minh thịt gà làm tăng nặng triệu chứng ho.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung – Hội Đông Y Hà Nội cũng cho biết đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Ông cho biết thêm thịt gà không những không tốt mà còn bổ sung nhiều protein, nhất là Kẽm, một trong những vi chất đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể. Ông lưu ý khi bị ho chỉ nên tránh dùng những thức ăn cay và nóng có thể gây kích ứng làm ho tăng thêm.
Qua những lời khuyên từ các chuyên gia hai phía: y học hiện đại và y học cổ truyền. Tôi thấy thịt gà không hề xấu mà còn rất tốt với những người đang bị viêm phế quản, viêm phổi… có bị ho. Chỉ có điều cần lưu ý cách chế biến và lượng bổ sung sao cho phù hợp.
2. Lợi ích của việc ăn thịt gà khi ho
Thịt gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tỷ lệ các chất có trong rất cân đối. Trong trường hợp ho do viêm phế quản, viêm phổi … hai chất cần nói đến nhất chính là Kẽm Zn, Selen – hai vi chất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.1 Selen
Selen là mắt xích quan trọng trong quá trình tổng hợp Enzym Glutathion Peroxidase (GPx) – một trong nhiều Enzym tcas dụng như một thành trì vững chắc trước gốc tự do mà bạch cầu cần tạo ra để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Khi thiếu hụt Selen làm bạch cầu không thể tạo ra lượng PGx cần thiết để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu năm 1986 về đóng góp của Selen với hệ miễn dịch trên chuột: khi ta bổ sung lượng Selen lớn hơn 10 mcg/ kg cân nặng thì nồng độ GPx cũng tăng dần.
Xem thêm : Dân số hoạt động kinh tế (Economically active population) là gì?
Theo các nhà khoa học thì mỗi ngày chúng ta nên bổ sung 60 – 70 mcg Selen. Mà trong mỗi 100 gr thịt gà có khoảng 24,5 mcg Selen, chiếm đến 44% lượng Selen mà mỗi người cần bổ sung hàng ngày rồi nhé!
2.2 Kẽm Zn
Kẽm rất cần thiết để hình thành nên tế bào lympho B và lympho T.
- Lympho B: nhờ sự kích thích của tế bào lympho T mà lympho B có thể sinh ra các kháng thể. Chính các kháng thể này tiêu diệt những vi khuẩn có hại đang xâm nhập vào trong cơ thể của bạn đó.
- Lympho T: là tế bào ghi nhớ, nó ghi nhớ những vi khuẩn gây bệnh đã từng xâm nhập vào cơ thể trước đây để có thể nhận biết và cảnh báo cho hệ miễn dịch khi chúng quay lại tấn công, gây bệnh lần nữa.
Ngoài hai vi lượng cần thiết cho hệ miễn dịch thì thịt gà cũng có rất nhiều tác dụng có lợi khác đối với sức khỏe nữa mà ta không thể bỏ qua:
- Giúp giảm cân: đây có lẽ là thông tin tốt nhất đối với những người thừa cân, béo phì, vì trong thịt gà hảm lượng đạm cao, nhưng tỉ lệ chất báo lại thấp. Chính vì có thành phầng dinh dưỡng rất cân đối như vậy nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.
- Xương và răng chắc khỏe: Trong cơ thể người có chứa khoảng 700 – 800g Phospho trong đó gần ¾ tham gia vào thành phần của xương, Chính vì vậy lượng phospho trong thịt gà không những làm xương, răng chắc khỏe mà còn giúp các cơ quan thận, gan… hoạt động nhịp nhàng, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Hàm lượng Canxi trong thịt gà cũng không hề nhỏ 12 mg/ 100 g, hơn nữa Canxi có trong thịt gà lại rất dễ hấp thu.
- Giảm Stress: thật lạ khi nói ăn thịt gà giúp giảm stress, nhưng việc này không hề hoang đường chút nào đâu. Trong thịt gà có chứa Tryptophan là tiền chất để sản xuất ra Serotonin, nó có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm các triệu chứng của stress như hay lo âu, buồn bực, làm giảm cường độ và mật độ của các cơn đau nửa đầu dai dẳng.
- Tăng cường thị lực: thịt gà chứa lượng alpha-caroten, retiol và cả lycophen – tiền chất của vitamin A, giúp cải thiện thị lực, giảm mỏi mắt một cách an toàn nhất.
- Sáng và mịn da: còn tốt hơn cả mỹ phẩm khi vitamin B2 trong thịt gà có tác dụng làm sáng và đều màu da, không những thế còn nhanh lành các vết thương, giảm tốt đa hình thành sẹo.
- Cung cấp năng lượng: Vitamin B1 có trong thịt gà đóng vai trò cơ bản trong chuyển hóa năng lượng. Chính vitamin B1 giúp phân giải Carbohydrate thành glucose. Lợi ích này của thịt gà rất cần thiết với người đang ốm cần cung cấp nhiều năng lượng để phục hồi sức khỏe.
3. Ăn thịt gà đúng cách khi ho
Thịt gà rất tốt cho trường hợp ho do viêm phế quản, viêm phổi… là đều chắc chắn rồi! Vậy nên chế biến thịt gà ra sao, ăn một lượng bao nhiêu là vừa đủ thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ thêm để có thể vừa tốt cho sức khỏe và vừa hợp khẩu vị nhé!
3.1. Về lượng thịt gà
Chỉ nên ăn lượng thịt gà vừa đủ với khả năng hấp thu của cơ thể, không nên ăn quá nhiều vừa vượt quá sự hấp thu của cơ thể, vừa có thể mang lại những ảnh hưởng xấu.
Mỗi người lớn mỗi ngày nên ăn khoảng 150 mg thịt gà, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.
3.2. Về cách chế biến
Cách chế biến thực phẩm đặc biệt trong trường hợp bị ho là điều đáng lưu ý. Hãy quên ngay món gà rán hay gà xào xả ớt đi nhé, nhưng món ăn này thường nóng và nhiều dầu mỡ lại kích thích ho nặng hơn đó. Nên nấu những món ăn dạng mềm, lỏng có như vậy mới dễ nuốt, đối với các bé thì giảm tình trạng nôn trớ. Thịt gà nên lọc bỏ xương, phần thịt nấu súp, hoặc cháo …
3.3. Khoảng cách các bữa ăn
Các bạn đừng nhồi nhét quá nhiều lượng thức ăn, hoặc lượng thịt gà cùng một lúc nhé, việc làm này sẽ không chỉ là bạn không hấp thu hết, mà còn dẫn đến những rối loạn về tiêu hóa nữa đó
Đối với bệnh nhân đang ho thì nên chia nhỏ các bữa ăn và lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Việc làm này vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa giảm cảm giác chán ăn.
Khi cơ thể nhiễm bệnh thì thức ăn cũng chính là liều thuốc hữu ích giúp cơ thể mau khỏe mạnh. Và việc ăn thịt gà trong những ngày bị ho vốn có một ý nghĩa tích cực của nó. Thịt gà có thể ăn được khi bị ho! Không những thế nó còn giúp bệnh ho nhanh chóng bị đẩy lùi.
Xem thêm : Kiểu gen aabb cho mấy loại giao tử trong sinh học
Ds. Phạm Huế
Sản phẩm Bảo Khí Khang kết hợp các thảo dược lành tính Cao Lá Hen, Cao AntidiCOPD, Cốt Khí Củ, Khổ Sâm, Huyết Giác giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở do các bệnh hô hấp mạn tính gây ra.
Trong đó đặc biệt là cao AntidiCOPD là hỗn hợp cao của cây Sophora flavescens (hoàng cầm râu) và Dracaena cambodiana (Huyết giác) có công dụng giãn phế quản, thông phổi, long đờm, giảm ho.
Ngoài ra, Cao Cốt Khí Củ và Cao Lá Hen có công dụng kháng viêm, tiêu độc và giảm ho rất tốt.
Chất chống oxy hóa – Acid alpha lipoic giúp hỗ trợ tiêu diệt các gốc tự do gây hại, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, viêm hô hấp, ho kéo dài.
Bảo Khí Khang được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:
- Giảm: đờm, ho, khó thở
- Giảm tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn, hen suyễn
Đặt mua sản phẩm Bảo Khí Khang tại các nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập TẠI ĐÂY
Gọi tới tổng đài 18000055 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn miễn phí về cách chữa ho hiệu quả.
* Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp