Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Xoài chứa lượng lớn các Vitamin như A, B, C, E,… và nhiều loại khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng. Vậy người ốm có nên ăn xoài không? Trong bài viết này, các chuyên gia Nutricare sẽ phân tích và giải đáp thắc mắc này giúp bạn!
Bạn đang xem: Người ốm có nên ăn xoài không? Bị ho, sốt có nên kiêng xoài?
1. Người ốm nào không nên ăn xoài?
Khi bị ốm, mọi người thường có xu hướng bổ sung xoài để tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, người mắc một số bệnh “đại kỵ” với xoài cần tránh ăn loại quả này.
1.1. Người đang sốt
- Xoài chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại có tính nóng, do đó người đang sốt ăn vào sẽ khiến cơ thể càng nóng hơn.
- Khi bị sốt cao, hệ thống miễn dịch phải tăng cường để chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, ăn xoài sẽ càng gây gánh nặng cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá.
Giải pháp: Người đang sốt không cần ăn quá nhiều thực phẩm, chỉ nên ăn một lượng nhỏ so với ngày thường để dễ tiêu hoá. Đồng thời, nên bổ sung nhiều nước và điện giải, nghỉ ngơi, tránh những nơi nóng nực.
Bạn tham khảo thêm món ăn bồi bổ cơ thể được tham vấn bởi các chuyên gia dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phục hồi sức khoẻ
1.2. Người bị ho, hen suyễn
Xoài chín phần hạt sẽ có nhiều lông, dễ kích thích cổ họng gây ngứa rát, gây dị ứng, làm tăng tần suất cơn ho. Do vậy, người bị ho, hen suyễn nên tránh không ăn xoài để tránh tình trạng ho nặng hơn.
Giải pháp: Một số thực phẩm tốt cho người ho hen suyễn bao gồm trứng, sữa, nước cam, hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, thịt cá, thịt gà,…
1.3. Người ốm bị tiểu đường
- Trong xoài chín có lượng đường khá cao (14.8g/100g xoài tươi). Ăn xoài chín sẽ làm tăng đường huyết đột ngột.
- Xoài còn gây ra các phản ứng làm ảnh hưởng đến cơ thể như: nóng trong, da nổi mụn. Ngoài ra, cơ thể sẽ gặp mệt mỏi, uể oải và thậm chí là suy tuyến tụy, ảnh hưởng đến sự ổn định của Insulin.
Giải pháp: Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau hơn như bắp cải, măng tây, súp lơ, đậu xanh, cà tím, ngũ cốc nguyên hạt, đỗ, đậu cùng các loại thịt nạc, cá,… Đồng thời, bổ sung thêm các loại hoa quả tươi. Tuy nhiên, hãy hạn chế các loại quả chín ngọt có nhiều đường.
1.4. Người ốm bị bệnh ngoài da
- Trong xoài chín có lượng đường khá cao sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào collagen trong cơ thể, khiến mô da cứng lại, mất độ đàn hồi cần thiết. Khi đó, da trở nên sần sùi, nổi mụn, thậm chí khiến trình trạng viêm da càng nghiêm trọng.
- Xoài có chứa urushiol – chất gây dị ứng, Pectin, Acid uronic gây kích thích da và niêm mạc. Do vậy người đang mắc bệnh viêm da cơ địa, mẩn ngứa, vết thương mưng mủ… không nên ăn xoài.
Giải pháp: Cần bổ sung thực phẩm giàu Vitamin cho nhóm người ốm bị viêm da cơ địa để giúp tăng khả năng phục hồi da như cà rốt, đu đủ, bí đỏ, súp lơ xanh, ngũ cốc, yến mạch, đậu phộng, giá đỗ,…
1.5. Người bị bệnh dạ dày
Xoài xanh có vị chua nên luôn kích thích tiết nước bọt rất nhiều. Dạ dày tiếp nhận tín hiệu từ hệ thần kinh và tiết ra nhiều Axit dịch vị để sẵn sàng cho quá trình tiêu hoá. Việc này sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tấn công và tăng tình trạng viêm loét, khiến người mắc bệnh dạ dày cảm thấy đau đớn.
Xem thêm : 1M Sắt Phi 8 Nặng Bao Nhiêu Kg – Cách Tính Thép Xây Dựng Chuẩn
Giải pháp: Lượng axit trong xoài chín ngọt đã giảm đi đáng kể. Bạn có thể ăn xoài chín sau khi tham khảo liều lượng từ nên ăn từ bác sĩ.
Một số thực phẩm tốt trong chế độ ăn cho người đau dạ dày như chuối, cơm, bánh mì, canh, nước dừa, sữa chua,,,,
1.6. Người đang bị tiêu chảy
Trong một quả xoài có thể chứa đến 3g chất xơ, đây là chất làm tăng khối lượng nước trong phân, gây kích thích co bóp đường ruột nhanh hơn. Do vậy, ăn nhiều xoài sẽ khiến tình trạng tiêu chảy tăng cao.
Giải pháp: Đối với người tiêu chảy nên ăn món ăn mềm từ gạo, khoai tây, cà rốt, thịt gà, thịt heo, chuối, ổi chín, táo,…
1.7. Người mắc bệnh thận
Xoài có chứa các Axit hữu cơ, Axit amin và Protein là các chất có tính kích thích cao, có thể gây dị ứng làm bệnh thận trầm trọng thêm. Đặc biệt, ăn cùng các thực phẩm cùng tính nóng sẽ làm tăng thêm mức độ hại thận.
Giải pháp: Thực phẩm tốt cho người bệnh thận như súp lơ, bắp cải, lòng trắng trứng, nho đỏ, cá, kiều mạch, dầu ô liu,…
Có thể bạn quan tâm:
- Người ốm sốt nên ăn cháo gì? 6+ Điều cần tránh cho người ốm khi ăn cháo
- [GIẢI ĐÁP] Người có nên ăn THỊT NGAN không?
2. Người ốm nào có thể ăn xoài?
Người cảm cúm thông thường, người ốm trong quá trình hồi phục có thể ăn với lượng hợp lý, khoảng 200 – 250g/ngày.
Xoài rất giàu các loại Vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nó có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm tác dụng chống ung thư tiềm ẩn, cũng như cải thiện hệ miễn dịch, sức khỏe, tiêu hóa và mắt.
Dưới đây là bảng giá trị dinh dưỡng trong một cốc xoài (165g)
Dinh dưỡng Hàm lượng Dinh dưỡng Hàm lượng Lượng calo 99kcal Folate 18% DV Chất đạm 1.4g Vitamin B6 12% DV Carb 24.7g Vitamin A 10% DV Chất béo 0.6g Vitamin E 10% DV Chất xơ 2.6g Vitamin K 6% DV Đường 22.5g Niacin 7% DV Vitamin C 67% DV Kali 6% DV Đồng 20% DV Riboflavin 5% DV Magiê 4% DV Thiamine 4% DV
Xem thêm : Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn, mặn: Kịp thời, quyết liệt
Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, xoài đem lại nhiều lợi ích như:
- Chứa các chất dinh dưỡng tăng cường miễn dịch: 165g xoài có thể cung cấp 10% Vitamin A; 67% Vitamin C nhu cầu hằng ngày và giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hiệu quả cho cơ thể .
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Magie và Kali giúp duy trì lưu lượng máu, hạ huyết áp. Mangiferin là chất chống oxy hoá có thể bảo vệ tế bào tim chống lại chứng viêm, stress oxy hóa và chết tế bào.
- Có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: Các enzym tiêu hoá, nước, chất xơ,… hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Từ đó, cải thiện tình trạng táo bón, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe của mắt: Lutein, Zeaxanthin và Vitamin A giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Vitamin A giúp hạn chế các vấn đề về thị lực như khô mắt, quáng gà, nghiêm trọng hơn là sẹo giác mạc.
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: Các Polyphenol – chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào chống lại các gốc tự do liên quan đến ung thư, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư hoặc tiêu diệt chúng.
NGƯỜI ỐM CÓ NÊN ĂN MÍT KHÔNG?
3. Cách ăn xoài đúng cho người ốm
Xoài rất thơm ngon và có thể thưởng thức theo nhiều cách. Tuy nhiên, xoài ngọt và nhiều đường hơn một số loại trái cây khác, hãy cân nhắc việc thưởng thức xoài ở mức độ vừa phải.
Liều lượng: Người mới ốm dậy và không thuộc các đối tượng trong phần 1 nên ăn một lượng vừa đủ tuỳ vào tình trạng và thể bệnh. Ăn tối đa 330 gram xoài/ngày.
Thời điểm ăn tốt nhất:
- Trước bữa sáng. Khi bụng đói, hệ tiêu hoá sẽ phá vỡ hoàn toàn cấu trúc của trái cây giúp cơ thể hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất.
- Ăn vào bữa phụ vừa giúp dễ tiêu hoá hơn vừa giúp chống lại cơn đói.
- Trước hoặc sau khi tập thể dục để cung cấp điện giải và nguồn năng lượng mất đi sau quá trình tập vất vả.
Lưu ý:
- Không ăn xoài khi đói để tránh gây kích thích dạ dày. Xoài làm tăng Axit dịch vị, hơn nữa, có thể gặp nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời nếu ăn lúc đói.
- Không ăn xoài xanh để phòng ngừa bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, xoài quá chín sẽ bị giảm dưỡng chất, đặc biệt là Vitamin C.
- Không nên ăn với các thực phẩm kỵ với xoài như hải sản, rượu, dứa và các thực phẩm có tính cay, nóng để tránh gây khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy,…
Trên đây là những thông tin để giải đáp câu hỏi “Người ốm có nên ăn xoài không?” từ chuyên gia dinh dưỡng Nutricare. Hy vọng bài viết sẽ giúp giải đáp thắc mắc của bạn và giúp bạn biết cách bổ sung, lên thực đơn cho người ốm hiệu quả và phù hợp nhất.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên hãy liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Gold để nhận được thêm lời giải đáp về chủ đề xoài với người ốm nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp