Trẻ bị lột da tay chân khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Chuyên gia cho rằng, trẻ bị lột da tay là do thiếu chất. Vậy trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Trẻ bị khô môi thiếu chất gì? Mẹ phải làm sao?
- Bí quyết bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?
Da tay chân bong tróc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, thiếu chất là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị lột da tay chân. Cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì mẹ có biết không?
Trẻ bị lột da tay do thiếu Niacin (vitamin B3)
Niacin hay vitamin B3, là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe làn da. Da bé mỏng, nhạy cảm nên việc thiếu hụt vitamin B3 có thể dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt nẻ da, trở nên sần sùi và sẫm màu. Đặc biệt, với bé có hệ miễn dịch yếu, thiếu vitamin B3 còn làm bé bị tróc da môi, lưỡi hoặc bệnh viêm da pellagra gây lở loét.
Trẻ bị lột da tay chân do thiếu Biotin (vitamin B7)
Trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì? Biotin cũng là chất thiết yếu cho sắc đẹp làn da. Hợp chất này có vai trò quan trọng trong duy trì độ căng bóng, mềm mịn của làn da. Vì vậy, trẻ thiếu hụt biotin có thể gây ra tình trạng nứt nẻ da tay, da chân hoặc ở quanh miệng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng viêm da, với các triệu chứng của bệnh vảy nến, bệnh chàm nên vô cùng nguy hiểm.
Những nguyên nhân khác khiến trẻ bị lột da tay chân
Ngoài việc tìm hiểu “trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?”, mẹ cũng nên biết những nguyên nhân khác gây ra tình trạng này.
Thừa vitamin A
Bé bị lột da tay là thiếu chất gì? Lột da tay không chi do thiếu chất mà còn do thừa chất nữa đó mẹ ạ! Điển hình là khi sử dụng quá nhiều vitamin A, cơ thể không chuyên hóa kịp chuyển thành độc tố khiến da đầu ngón tay, ngón chân của bé có thể bị bong tróc. Ngoài ra, dư thừa vitamin A còn làm da bé bị sần sùi, khô ráp, nứt nẻ miệng và nôn ói.
Tác động từ môi trường
Môi trường và sự thay đổi thời tiết là yếu tố có thể tác động đến làn da của bé. Mùa đông hanh khô, da bé thiếu độ ẩm có thể bị bong tróc, sần sùi, gây hiện tượng lột da đầu ngón tay. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm da cháy nắng, khiến các đầu ngón tay, ngón chân bị bong tróc. Bên cạnh đó, một số trẻ bị đổ mồ hôi nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng lột da tay, da chân.
Thói quen sinh hoạt
Không chỉ quan tâm “trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?”, mẹ cần chú ý thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé.
- Thường xuyên rửa tay: Đây là một thói quen tốt để bảo vệ trẻ trước các căn bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng, nếu rửa tay không đúng cách thì có thể làm mất đi lượng dầu và độ ẩm cần thiết trên da. Nhất là với trường hợp dùng nước nóng để rửa tay. Lúc này, da trẻ có thể bị khô, ngứa và bong tróc
- Mút ngón tay: Đây là tật xấu của phần lớn trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Nước bọt dính trên ngón tay có thể làm da mất nước, gây ra tình trạng lột da ngón tay
Các bệnh lý về da liễu
Nếu như mẹ thấy bé bị lột da tay không do thiếu chất hay tác động của thời tiết, môi trường thì khả năng cao bé đang mắc bệnh da liễu. Mẹ cần kiểm tra với bác sĩ để xác định bé có bị. Dưới đây là một số bệnh lý về da liên quan đến tình trạng lột da tay, chân ở trẻ:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh lý này khiến da trẻ bị bong tróc khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như xà phòng, nước hoa, hóa chất,…
- Bệnh á sừng: Bệnh này phổ biến ở nhóm trẻ từ 5 – 12 tuổi. Bệnh á sừng không lây truyền, nhưng rất khó điều trị dứt điểm
- Các bệnh lý da liễu khác như Kawasaki, tróc tế bào da sừng bàn tay, vẩy nến,…
Tác dụng phụ của những sản phẩm về da
Sử dụng các sản phẩm trong chăm sóc không phù hợp với bé có thể dẫn đến tình trạng bong tróc da, thậm chí nếu nặng có thể gây mẩn ngứa, viêm nhiễm.
Xem thêm : Tại sao nahco3 được dùng làm thuốc đau dạ dày
Các chất có thể gây kích ứng da bao gồm:
- Thuốc mỡ kháng khuẩn
- Nước hoa
- Chất bảo quản như formaldehyde
- Cocamidopropyl betaine
Trẻ bị lột da tay phải làm sao?
Trên thực tế, việc điều trị trẻ bị lột da tay sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, nếu bé bị lột da tay chân do thiếu chất, việc mẹ cần thực hiện tăng cường dưỡng chất thiếu hụt vào chế độ ăn của bé cũng như thông qua các sản phẩm bổ sung. Trường hợp trẻ bị lột da tay do bệnh lý da liễu, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu bé bị lột da tay, da chân không do nguyên nhân thiếu chất hay bệnh lý, mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc chăm sóc da cho bé dưới đây để hạn chế tình trạng này:
- Tắm cho bé đúng cách: Mẹ ưu tiên sử dụng nước ấm tắm cho bé, chứ không phải nước quá nóng. Chỉ sử dụng những sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho da nhạy cảm, có nguồn gốc thiên nhiên. Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên tắm cho bé từ 10 – 15 phút, không nên tắm quá lâu sẽ khiến da bé mất độ ẩm, trở nên khô và bong tróc
- Thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ: Sau tắm, mẹ nên thoa cho bé một lớp kem dưỡng ẩm để cân bằng lại độ ẩm trên da. Mẹ ưu tiên chọn các sản phẩm tự nhiên, không mùi, không chứa chất hóa học gây kích ứng cho da bé
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Đặc biệt là trong những ngày tiết trời hanh khô, việc sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng bé là điều cực kỳ cần thiết. Điều này không chỉ giúp bé dễ thở, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp mà còn làm ẩm da, giảm tình trạng khô, bong tróc
Trên đây là giải đáp “trẻ bị lột da tay là thiếu chất gì?”, cũng như những lý do khác dẫn đến tình trạng này ở trẻ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!
Tìm kiếm liên quan: trẻ bị lột da tay chân là thiếu chất gì, bé bị lột da tay là thiếu chất gì,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp