Dưới đây là một số loại thực phẩm khi bị nhiễm khuẩn đường ruột nên ăn để cải thiện các triệu chứng.
2.1. Ăn nhiều rau xanh và các loại củ, quả
Lựa chọn các loại rau củ quả, đặc biệt là rau có màu xanh đậm giàu chất xơ là điều đầu tiên cần làm khi tham khảo loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì an toàn. Việc bổ sung rau xanh sẽ giúp cơ thể của trẻ bổ sung các loại vitamin A, B, C, E,… và giàu chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi để từ đó cải thiện các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột.
Bạn đang xem: Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột nên ăn gì?
Bên cạnh đó, những loại muối khoáng mang tính kiềm trong rau xanh có khả năng giúp làm trung hoà acid do các loại thực phẩm khác tạo ra. Đó là yếu tố tạo điều kiện loại bỏ được môi trường thuận lợi giúp vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Một số loại rau củ quả nên được ưu tiên như: Súp lơ, rau muống, rau khoai lang, bắp cải, rau mồng tơi,…
Xem thêm : Trẻ sơ sinh nằm quạt hay điều hòa tốt hơn?
Khoai lang (củ) cũng được xem là thực phẩm tốt cho trẻ khi bị loạn khuẩn đường ruột. Bởi loại củ này có chứa nhiều các loại vitamin, acid amin, đạm, vi lượng và tinh bột tốt cho hệ tiêu hoá. Đặc biệt, vitamin C và acid amin có trong khoai lang còn giúp tăng nhu động ruột, để thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra nhanh hơn, trẻ bớt đi cảm giác đầy bụng khó tiêu. Ăn khoai lang đều đặn còn giúp tránh được tình trạng táo bón.
Đu đủ chín cũng là thực phẩm được ưu tiên bởi nó có chứa nhiều enzym tiêu hoá papain với công dụng phân giải chuỗi protein, giúp phá vỡ cấu trúc hóa học của thức ăn và đẩy khí hơi trong lòng ruột đi ra ngoài. Loại quả này chính là một trong những thực phẩm không thể thiếu của trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. Nhưng cần chọn đu đủ chín không ăn đu đủ xanh vì nhựa trong quả xanh sẽ làm cho niêm mạc ống tiêu hoá bị tổn thương.
2.2. Các loại đạm và chất béo
Nhiều người cho rằng khi bị loạn khuẩn đường ruột thì không nên các thực phẩm có chứa chất béo. Tuy nhiên, những loại chất béo trong thịt bò, thịt gà, thịt lợn,… khi được bổ sung với số lượng phù hợp thì lại rất tốt cho trẻ bị rối loạn đường ruột.
Xem thêm : [Tin Tức] 12 chòm sao ai được coi là hoàn hảo nhất?
Cần lưu ý là trẻ bị loạn khuẩn không nên hấp thụ các loại mỡ động vật và nên thay thế, bổ sung bằng dầu thực vật. Đồng thời, cần lưu ý hạn chế dung nạp các loại đồ ăn được chế biến từ nội tạng của động vật. Ở giai đoạn này, chúng ta nên bổ sung ưu tiên cho trẻ các loại đạm thực vật, cá, trứng
2.3. Tăng cường ăn sữa chua
Bên trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn và men probiotic, đây là 2 yếu tố vô cùng tốt cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Không chỉ vậy, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, xây dựng hàng rào giúp ngăn chặn vi khuẩn có hại tiến vào máu để gây hại, tăng cường hấp thu dinh dưỡng, hỗ trợ chuyển hoá đường lactose thành đường dễ hấp thụ, giảm áp lực cho hệ tiêu hoá. Chính từ những công dụng trên, sữa chua là một trong những thực phẩm không thể thiếu để cải thiện tình trạng của hệ tiêu hoá.
2.4. Chọn lọc tinh bột
Tinh bột có vai trò dung nạp năng lượng, duy trì sự sống cho cơ thể. Chính vì vậy đây là nhóm thực phẩm không nên loại bỏ. Tuy nhiên, trẻ bị loạn khuẩn đường ruột ba mẹ chỉ nên lựa chọn một số loại tinh bột dưới đây:
- Bánh mì trắng: Tránh ăn bánh mì được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
- Các loại bánh quy không nhân
- Ngũ cốc và bột yến mạch bởi chúng có chứa nhiều axit amin, chất xơ tự nhiên, giàu dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hoá.
- Các loại mì, bún tươi (không dùng mì tôm hoặc bún chế biến sẵn).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp