Bị nợ xấu có vay tiền được không?
Bạn đang xem: Bị nợ xấu có vay tiền được không?
Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm, bao gồm:
– Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn);
– Nhóm 2 (Nợ cần chú ý);
– Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn);
Xem thêm : Tin tức
– Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ);
– Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Xem chi tiết tại: Thế nào là nợ xấu? Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay
Căn cứ quy định nêu trên, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 sẽ được xem là nợ xấu.
2. Bị nợ xấu có vay tiền được không?
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể người bị nợ xấu sau khi đã thanh toán nợ thì có được tiếp tục vay tiền ngân hàng không. Tuy nhiên, nợ các nhóm 3, 4, 5 được đánh giá là nợ khó thu hồi, không có khả năng thu hồi và bị mất vốn. Nên hầu hết các ngân hàng sẽ không xét duyệt cho vay đối với các đối tượng đã có lịch sử nợ xấu.
Tuy nhiên, nếu khách hàng đã được xóa lịch sử nợ xấu thì vẫn có thể vay vốn ngân hàng, vay trả góp.
Lưu ý: Việc xác định nợ xấu có được vay tiền hay không chỉ áp dụng đối với hoạt động vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, không áp dụng đối với hình thức vay tiền cá nhân, tổ chức bên ngoài.
3. Nợ xấu trước khi vay tiền cần làm gì?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp theo chính sách cung cấp thông tin của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Credit Information Centre), các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng sẽ ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
Xem thêm : Giới thiệu tóm tắt chương trình môn tự nhiên và xã hội trong chương trình giáo dục phổ thông mới
Vì vậy, nếu một người có lịch sử nợ xấu và muốn thực hiện vay ngân hàng thì trước khi vay cần lưu ý thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu thông qua nhân viên ngân hàng, trang web hoặc ứng dụng CIC.
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng
Bước 2: Nếu vẫn còn nợ chưa trả thì ngay lập tức nên thực hiện trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng cập nhật thông tin trên hệ thống CIC.
Bước 3: Vay tiền
– Nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng: Thông tin nợ xấu sẽ được xoá ngay trên hệ thống, người vay hoàn toàn có thể vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính…
– Nếu khoản vay trên 10 triệu đồng: Người vay cần chờ 05 năm sau khi thông tin xoá nợ được cập nhật vào hệ thống CIC. Sau 05 năm, người vay có thể làm các thủ tục để vay vốn ngân hàng như bình thường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp