Với đặc điểm môi trường sống là những chỗ ẩm thấp nên ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp rết. Nó là một loài côn trùng độc hại, khi bị cắn có thể làm cho cơ thể chúng ta trúng độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Bởi vậy, kĩ năng sơ cứu rết cắn là kĩ năng cần thiết với tất cả mọi người.
Biểu hiện khi bị rết cắn
Rết thuộc nhóm động vật chân đốt có nọc độc để săn mồi, rết ăn thịt các động vật không xương sống nhỏ, còn có thể tấn công và giết chết các loài động vật có vú nhỏ bằng nọc độc như dơi, ếch nhái,…
Bạn đang xem: Hướng dẫn sơ cứu khi bị rết cắn
Chúng ta có thể nhận diện dễ dàng rết qua hình thái bên ngoài của nó: cơ thể rết phân làm nhiều đoạn, thon dài, thường chia 15 – 20 đoạn, mỗi đoạn tương ứng là một cặp chân, trước miệng nó có một cặp kìm (còn gọi răng nanh) chứa độc tố.
Hiện nay, khi thời tiết chuyển sang mùa hè với nhiều cơn mưa to kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại động vật chân đốt như rết. Do đó, các tai nạn do rết cắn thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè.
Khi bị rết cắn, các chất độc theo cặp kìm đi vào cơ thể con người gây ra các tổn thương tại chỗ như sau:
- Vị trí thường gặp ở chân, tay.
- Vết cắn đau, sưng, nóng, đỏ, chảy máu.
- Ngứa và rát như bị bỏng.
- Nặng hơn có thể nhiễm trùng vết cắn, thậm chí hoại tử.
- Sưng hạch bạch huyết ngoại vi gần vết cắn.
Bị rết cắn có nguy hiểm không?
Nọc độc của chúng chứa hơn 50 loại protein có hoạt tính sinh học, hoạt tính như enzym phân hủy gây độc cho nhiều tế bào, cơ quan trong cơ thể như tế bào cơ, cơ tim, tế bào thần kinh. Không chỉ gây ra tổn thương sưng nề tại chỗ, chất độc có thể đi theo đường máu đến toàn thân gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Với rết càng to lượng nọc độc các lớn thì càng nguy hiểm.
Trước hết, người bị rết cắn có thể bị sốc phản vệ, đây là tình trạng dị ứng cấp tính, có thể đe dọa đến tính mạng trong vài phút ngay sau khi tiếp xúc với nọc độc của rết. Cơ chế là do hệ miễn dịch giải phóng quá mức các chất trung gian hóa học sau khi có sự xuất hiện của chất lạ vào cơ thể. Có 3 mức độ sốc phản vệ bao gồm:
- Độ 1 chỉ gây triệu chứng tại da như ngứa, phát ban, nổi mày đay ở da toàn thân.
- Độ 2 ngoài biểu hiện tại da còn gây khó thở, tức ngực, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Độ 3 rất nguy hiểm, ngoài các triệu chứng trên còn gây tụt huyết áp, mạch nhanh nhỏ khó bắt, rối loạn ý thức từ lú lẫn rồi mất dần ý thức, rơi vào hôn mê, ngừng thở, ngừng tim, tử vong.
Không những vậy, người bị rết cắn còn có thể bị suy chức năng đa cơ quan do độc tố rết gây độc cho nhiều cơ quan cùng lúc:
- Suy chức năng gan, suy thận,…
- Viêm cơ tim gây rối loạn nhịp tim, nặng nhất gây ngừng tim, tử vong.
- Tiêu cơ vân cấp gây nên suy thận cấp.
- Rối loạn đông máu biểu hiện chảy máu dưới da, chảy máu tiêu hóa, hoặc vết rết cắn chảy máu liên tục không cầm được.
- Nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm khuẩn.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị rết cắn nhanh chóng
Chúng ta hãy thực hiện ngay các bước sơ cứu rết cắn cơ bản để giảm bớt nguy cơ của các biến chứng nguy hiểm đã nêu ở trên.
- Rửa sạch ngay vết thương do rết cắn bằng xà phòng và nước sạch.
- Không bôi bất cứ chất gì lên vết thương như nước dãi gà (bài thuốc dân gian) chỉ làm nặng thêm nhiễm trùng cho vết cắn.
- Nếu có điều kiện tiến hành sát khuẩn bằng cồn y tế để giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng vết cắn.
- Chườm ấm để giảm đau tại chỗ vết thương.
- Sau đó, người bị rết cắn nên đến cơ sở y tế như trạm y tế để tiến hành tiêm SAT dự phòng uốn ván, giảm đau, kháng sinh dự phòng và được chăm sóc vệ sinh vết cắn.
Theo dõi sau khi bị rết cắn
Rết cắn hiếm khi để lại các triệu chứng nguy hiểm, thông thường các triệu chứng thường hết ngay sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cần theo dõi sát trong những giờ đầu để phát hiện kịp thời các biến chứng toàn thân có thể xảy ra. Theo dõi cần sát sao ở các đối tượng người bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch,… và cả những người có cơ địa dị ứng. Theo dõi sau rết cắn các dấu hiệu như sau:
Dấu hiệu dị ứng
Dấu hiệu dị ứng sau khi bị côn trùng cắn cũng giống với biểu hiện dị ứng trong những trường hợp khác. Bao gồm tình trạng ngứa, nổi mề đay toàn thân, phù mí mắt, khó thở, thở rít,… Khi có các biểu hiện này dù chỉ ở phản vệ mức độ 1 cũng cần đến cơ sở y tế để sử dụng thuốc chống phản vệ. Ngoài ra, việc đến cơ sở y tế cũng sẽ cho người bệnh điều kiện được xử lý kịp thời khi có bất kì diễn biến cấp tính nào xảy ra.
Dấu hiệu sinh tồn
- Tình trạng hô hấp: Số lần thở một phút, tình trạng khó thở,…
- Tuần hoàn: Bắt các mạch lớn như mạch bẹn, mạch cảnh,…
- Ý thức nếu có gọi hỏi đáp ứng chậm, lơ mơ, hôn mê là đã có rối loạn ý thức.
Các triệu chứng toàn thân trên cảnh báo cơ thể đang bị tổn thương nặng nề, tổn thương nhiều cơ quan, có thể tử vong.
Dấu hiệu tại chỗ
Xem thêm : 19-8 : Ngày truyền thống vẻ vang của Công an Nhân dân Việt Nam
Vết cắn sưng nề rộng ra xung quanh, hoạt tử miệng vết cắn, chảy dịch mủ nhiều,… là dự báo một tình trạng nhiễm trùng vết cắn, nếu không điều trị sớm, nhiễm trùng lan tràn toàn thân.
Khi có các dấu hiệu dị ứng, toàn thân, tại chỗ như trên, người bị rắn cắn cần được đến bệnh viện gần nhất, phát hiện chẩn đoán kịp thời các biến chứng.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, để tránh rết có trong môi trường sống của chúng ta, nên có các biện pháp phòng chống và diệt rết cho ngôi nhà của mình:
- Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, tránh ẩm thấp.
- Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, quần áo dài, ủng khi phải làm việc ở khu vực nhiều rết.
- Phát quang cây cỏ bụi rậm quanh nhà.
- Nên loại bỏ rác thải, thực phẩm không sử dụng ra khỏi nhà nhanh nhất để hạn chế nơi sinh sống và nguồn thức ăn cho loài rết.
- Phun thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi cũng là một phương pháp rất hiệu quả để hạn chế rết cũng như các loài động vật chân khớp khác.
Bị rết cắn tưởng chứng như một tai nạn không nguy hiểm nhưng nó cũng tiềm tàng những biến cố không lường trước được. Vì vậy việc sơ cứu khi bị rết cắn và theo dõi sau sơ cứu là rất cần thiết. Nhà thuốc Long Châu hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp