Câu hỏi:
Cho tôi hỏi bị bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Và khi nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự?
Bạn đang xem: Bị bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Thông tin từ Luật sư
Tôi có con trai đang bị mắc bệnh trĩ nội độ 2. Năm nay cháu vừa học xong Cao đẳng thì có giấy gọi đi nghĩa vụ quân sự. Nhưng hiện tại cháu đang mắc trĩ và vẫn phải duy trì uống thuốc trị bệnh trĩ vậy thì có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Mong chương trình giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
(Nguyễn Thị Thoa, Sóc Trăng)
Trả lời:
Chào bác Thoa,
Lời đầu thư, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn bác đã dành thời gian gửi thắc mắc đến chương trình. Với câu hỏi “Bị bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Khi nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự?” của bác chúng tôi xin giải đáp như sau:
I. Tìm hiểu về bệnh trĩ
Bệnh trĩ (hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom) là căn bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính. Thường bệnh trĩ hay gặp ở những người trung tuổi nhưng do cuộc sống số ngày càng hiện đại nên độ tuổi mắc bệnh trĩ đang dần trẻ hóa với nhiều người mắc trĩ từ 18 – 30 tuổi.
Xem thêm : Kinh Nghiệm Mở Quán Ăn Vặt Thành Công Cần Bao Nhiêu Vốn Và Làm Như Thế Nào?
Bệnh trĩ hình thành ở khu vực hậu môn – trực tràng gây ra do sự giãn nở quá mức, thoái hóa và trùng nhão của các đám rối tĩnh mạch trĩ lâu dần tạo nên các búi trĩ. Theo thời gian, búi trĩ được máu nuôi dưỡng to dần và lòi ra bên ngoài hậu môn mỗi khi người bệnh đi đại tiện, từ đó làm xuất hiện bệnh trĩ.
Trĩ phân chia thành 4 cấp độ phát triển là: bệnh trĩ cấp độ 1; bệnh trĩ cấp độ 2; bệnh trĩ cấp độ 3; bệnh trĩ cấp độ 4, và thường gặp nhất ở 2 dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Ngoài ra cũng có 2 dạng trĩ khác là trĩ hỗn hợp và trĩ vòng, nhưng đây là 2 loại trĩ mức độ nặng hơn và ít gặp hơn.
Ngoài sự giãn nở các đám rối tĩnh mạch từ bên trong, nguyên nhân mắc bệnh trĩ còn do sự tác động bởi thói quen và lối sống sinh hoạt hàng ngày gây ra như: thói quen ăn ít rau xanh và chất xơ, hay ăn các đồ ăn cay nóng, thói quen uống bia rượu nhiều; ngồi nhiều giờ liên tục; bị táo bón; do mang thai và sinh nở (ở phụ nữ);…
Các biểu hiện của bệnh trĩ thường gặp nhất là:
- Đi đại tiện ra máu tươi: Đây là triệu chứng xuất hiện đầu tiên và sẽ nặng dần theo từng cấp độ bệnh trĩ.
- Sa búi trĩ: là dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Sa búi trĩ thường xuất hiện ra sau phân khi người bệnh rặn đại tiện. Tùy vào kích thước búi trĩ mà chúng có thể tự co vào bên trong (trường hợp nhẹ) hoặc không thể co vào bên trong (trường hợp nặng).
- Cảm giác đau rát, sưng phồng và khó chịu hậu môn.
- Có dịch nhầy xuất hiện ở hậu môn. Điều này gây sự ẩm ướt và tăng nguy cơ làm viêm nhiễm búi trĩ – hậu môn hơn.
II. Bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Cụ thể các trường hợp người mắc bệnh trĩ không đủ điều kiện sức khỏe sẽ được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự chờ đợt điều động sau như sau:
Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015: quy định về những người chưa đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự để phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe tại điểm A khoản 1 Điều 41 như sau:
Theo quy định tại mục 5 phụ lục của Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có các tiêu chuẩn về người mắc bệnh trĩ không đủ sức khỏe được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi:
Xem thêm : Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN có phải nộp tờ khai thuế không?
1. Người mắc bệnh trĩ ngoại có:
- Một búi kích thước dưới 0,5 cm
- Một búi kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm
2. Người mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc các loại trĩ vòng, trĩ hỗn hợp đang trong tình trạng:
- Bị trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp có 1 búi nhỏ kích thước dưới 0,5 cm.
- Bị trĩ nội, trĩ ngoại, hoặc trĩ hỗn hợp có nhiều búi trĩ (từ 2 búi trĩ trở lên) có kích thước từ 0,5 cm đến 1 cm.
- Bị trĩ và đã thực hiện cắt mổ tốt
- Có nhiều búi trĩ; có búi to trên 1cm; búi trĩ lồi ra bên ngoài hậu môn và không tự co lên được (sa búi trĩ cấp độ nặng).
- Đã thực hiện thắt búi trĩ nhưng nay có búi trĩ tái phát trở lại.
Đối với trường hợp của con trai bác Thoa, để biết chính xác con trai bác đang mắc bệnh trĩ độ 2 có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự trong đợt này hay không thì bác cần cùng anh đi thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh trĩ hiện tại có nằm trong các trường hợp được ưu tiên ở trên hay không? Từ đó làm đơn xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự (nếu được) và gửi lên các cơ quan địa phương cùng các giấy tờ có liên quan để được xem xét giải quyết.
III. Trường hợp nào được miễn đi nghĩa vụ quân sự?
Thực hiện nghĩa vụ quân sự được áp dụng với nam giới từ 18 – 25 tuổi và được thực hiện vào tháng 02 hoặc tháng 03 hàng năm. Tuy nhiên, theo điểm C khoản 3 Điều 4 Thông tư 140/2015/TT-BQP quy định tuyển tìm và gọi công dân nhập ngũ thì sẽ không gọi nhập ngũ với những công dân bị mắc các bệnh sau do không đủ điều kiện sức khỏe nhập ngũ:
- Bệnh tâm thần (F20- F29)
- Bệnh động kinh G40
- Bệnh Parkinson G20
- Bị mù một mắt H54.4
- Bị điếc H90
- Di chứng do lao xương, khớp B90.2
- Di chứng do phong B92
- Bị cận thị 5 điop trở lên, hoặc viễn thị các mức độ
- Bị viêm gan mạn tính thể hoạt đông
- Bị mắc các bệnh lý ác tính (như u ác, bệnh máu ác tính,…)
- Những người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng
- Sẹo giác mạc có dính mống mắt
- Bị khe hở môi kèm theo khe hở vòm
- Người nhiễm HIV
- Bị viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính có thủng màng nhĩ, tai chảy chất nhầy hoặc mủ; bị thủng ở vị trí: sau dưới; sau trên.
- Bị bệnh sỏi đường mật trong và ngoài gan, gây viêm nhiễm hoặc tắc mật.
- Bị liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm
- Bị lác do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn (lác trong, lác ngoài, lác lên, lác xuống)
- Viêm phế quản mạn tính và bắt đầu có biến chứng tâm phế mạn tính, khí phế thũng, suy hô hấp
- Bị viêm phổi mạn tính; Bệnh bụi phổi; Xơ phổi hoặc xơ phổi kẽ lan tỏa…
Ngoài ra, một số trường hợp có sức khỏe bình thường nhưng nằm trong diện ưu tiên thì vẫn được miễn nghĩa vụ quân sự theo Nghị định 38/2007/NĐ -CP:
- Là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.
- Là anh trai ruột hoặc em trai ruột của liệt sĩ.
- Là con trai một của thương binh hạng 2.
- Là các cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên tình nguyện hoặc thanh niên xung phong, người trí thức trẻ tình nguyện đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên được quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này.
Với câu hỏi “Bị bệnh trĩ có được miễn nghĩa vụ quân sự không? Khi nào thì được miễn nghĩa vụ quân sự?” của bác Thoa chúng tôi xin giải đáp như trên. Hi vọng gửi đến bác được những thông tin hữu ích.
Chúc con trai bác sớm khỏi bệnh!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp