Bị tước Giấy phép lái xe có được chạy xe không?
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn giao thông (theo Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012).
Tùy thuộc vào lỗi, người vi phạm có thể bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 24 tháng. Để biết cụ thể các lỗi bị tước Giấy phép lái xe, bạn đọc xem thêm tại đây.
Bạn đang xem: Bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không?
Cũng theo đó, trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Mặt khác, tại khoản 4 Điều 81 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Căn cứ các quy định nêu trên, trong thời gian bị tước Giấy phép lái xe, người vi phạm không được lái xe, nếu vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian này mà bị kiểm tra thì sẽ bị xử phạt lỗi không có Giấy phép lái xe.
Xem thêm : Miễn nhiệm là gì? Phân biệt miễn nhiệm, bãi nhiệm và cách chức
Nếu bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không? (Ảnh minh họa)
Cách tính thời hạn tước Giấy phép lái xe
Điểm a, điểm b khoản 3 Điều 81 Nghị định 100 năm 2019 của Chính phủ quy định:
[…] 3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giừ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ; […]
Theo đó, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước Giấy phép lái xe được xác định như sau:
Xem thêm : Dùng nước muối tẩy trang có được không? Sự thật bất ngờ đằng sau
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước giấy phép lái xe là thời điểm quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực.
– Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ Giấy phép lái xe: Thời điểm tính thời hạn tước Giấy phép lái xe là thời điểm xuất trình Giấy phép lái xe cho người có thẩm quyền tạm giữ.
Trên đây là giải đáp về thắc mắc bị tước Giấy phép lái xe có được lái xe không, nếu cần tư vấn thêm bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192.
>> Bị tước Giấy phép lái xe, “giả vờ” mất để xin cấp lại được không?
>> Tạm giữ và tước Giấy phép lái xe khác gì nhau?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp