Biển báo 10t là gì?
Biển báo 10t là một biển báo điển hình cho loại biển báo “Hạn chế trọng tải toàn bộ xe” (ký hiệu là P.115).
- Top 10 Người Giàu Nhất Showbiz Việt Hiện Nay 2024
- [Giải đáp] Tại sao không nên yêu có gái có nốt ruồi ở ngực?
- Nồng độ cồn trong máu bao nhiêu thì bị phạt ?
- TTWTO VCCI – Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam
- Trứng vịt lộn sống để tủ lạnh được bao lâu? 10+ cách bảo quản trứng lâu nhất
Theo quy chuẩn 41:2019/BGTVT, biển báo P.115 được sử dụng để cảnh cáo đoạn đường cắm biển này cấm các loại xe (bao gồm xe cơ giới và thô sơ), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (trọng tải bản thân xe cộng với khối lượng người, hành lý và hàng hóa xếp trên xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua.
Bạn đang xem: Biển báo 10t là gì? Mức phạt khi đi vào đoạn đường cắm biển 10t
Trong đó, trọng tải được hiểu là tổng khối lượng tối đa cho phép mà phương tiện có thể chở đúng theo thông số kỹ thuật của xe do nhà sản xuất công bố.
Các thông số kỹ thuật về tải trọng sẽ được ghi nhận trực tiếp trên giấy đăng kiểm xe do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
Vì vậy, khi thấy biển báo 10t, các phương tiện, kể cả xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát,…) mà có trọng tải toàn bộ xe vượt quá 10 tấn thì không được phép đi vào đoạn đường có cắm biển này.
Việc cho xe quá trọng tải lưu thông trên những đoạn đường quy định giới hạn trọng tải sẽ tăng nguy cơ gây hư hại cho cầu, đường bộ, đồng thời còn làm mất an toàn giao thông trên đoạn đường đó.
Vì vậy, nếu cố tình cho xe có trọng tải vượt quá 10 tấn lưu thông trên đoạn đường có biển báo 10t thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt rất nặng.
Điều khiển xe đi vào đường cắm biển báo 10t bị phạt bao nhiêu?
Trường hợp xe có tổng trọng tải vượt quá 10 tấn cố tình đi vào đoạn đường cắm biển báo 10t, không chỉ người điều khiển phương phương tiện mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Mức phạt này sẽ được căn cứ vào tỷ lệ % trọng tải vượt quá mức độ cho phép. Cụ thể như sau:
Lỗi vi phạm
Mức phạt
Người điều khiển phương tiện
Chủ xe
Cá nhân
Tổ chức
Xem thêm : Rửa mặt bằng nước vo gạo: Cách làm và một số lưu ý
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%
04 – 06 triệu đồng + Nếu gây hư hại cầu, đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
(Khoản 2 và khoản 7 Điều 33)
06 – 08 triệu đồng
(Điểm đ khoản 9 Điều 30)
12 – 16 triệu đồng
(Điểm đ khoản 9 Điều 30)
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%
13 – 15 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng + Nếu gây hư hại cầu, đường thì phải khôi phục lại tình trạng ban đầu
(Điểm a khoản 4, điểm a khoản 6 và khoản 7 Điều 33)
28 – 32 triệu đồng
(Điểm đ khoản 13 Điều 30)
56 – 64 triệu đồng
(Điểm đ khoản 13 Điều 30)
Tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%
40 – 50 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng
Xem thêm : Khái quát về Liên minh châu Âu và chính sách đối ngoại của EU
(Điểm a khoản 5, điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều 33)
70 – 75 triệu đồng
(Khoản 14 Điều 30)
140 – 150 triệu đồng
(Khoản 14 Điều 30)
Trong đó, tỷ lệ % trọng tải bị quá tải so với giới hạn cho phép được tính như sau:
% quá tải = Khối lượng quá tải : Khối lượng cho phép x 100%
Trong đó:
Khối lượng quá tải = Khối lượng toàn bộ xe khi kiểm tra thực tế – Trọng tải tối đa cho phép khi đi qua đường, cầu
Ví dụ: Xe tải có trọng tải toàn xe cân được là 14 tấn, nếu cố tình đi qua đoạn đường, cầu có cắm biển báo 10t thì tỷ lệ % quá tải được tính như sau:
(14 – 10) : 10 x 100% = 40%
Như vậy, ở trường hợp này, xe tải được xác định là đã vượt quá 40% tải trọng cho phép của cầu, đường.
Tương ứng với bảng mức phạt nói trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt từ 13 – 15 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong khi đó, chủ xe sẽ bị phạt từ 28 – 32 triệu đồng (cá nhân) hoặc từ 56 – 64 triệu đồng (tổ chức).
Đặc biệt nếu cho xe quá tải qua cầu đường mà gây hư hại thì người điều khiển phương tiện còn có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu của cầu, đường.
Trên đây là phần giải đáp câu hỏi: “Biển báo 10t là gì?” và một số thông tin đáng chú ý liên quan đến loại biển báo này. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được các chuyên gia pháp lý tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp