Biên giới quốc gia luôn là máu thịt, là sự quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xác định đường biên giới đặc biệt là đường biên giới trên biển.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Bạn đang xem: Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Biên giới quốc gia trên biển là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 – Nghị định số 140/2004/NĐ-CP, quy định về biên giới quốc gia trên biển, cụ thể:
– Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.
Ở những nơi lãnh hảo, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.
– Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Biên giới quốc gia bao gồm:
– Biên giới trên bộ:
Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa… Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các Điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan (trừ một số trường hợp ngoại lệ) và một số Điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ qâun tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.
– Biên giới trên biển:
Xem thêm : 7 Cách xử lí côn trùng trong nhà vệ sinh trong một nốt nhạc
Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải của quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.
– Biên giới trên không và biên giới lòng đất:
Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giới này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.
Quy định của pháp luật quốc tế liên quan tới Biên giới quốc gia
Ngoài việc giải đáp Biên giới quốc gia trên biển là gì? chúng tôi chia sẻ một số quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến biên giới quốc gia, cụ thể như sau:
– Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia Luật pháp quốc tế đã xác lập những nguyên tắc cơ bản về biên giới và lãnh thổ quốc gia. Theo đó, tính bất khả xâm phạm, toàn vẹn về biên giới và lãnh thổ quốc gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật quốc tế hiện đại.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 4 – Điều 2 – Hiến chương Liên hợp quốc, theo đó, trong quan hệ quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng các cam kết và thỏa thuận quốc tế; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ Điều 2, Khoản 3 – Hiến chương Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng khác đều quy định rõ các quốc gia phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hào bình, an ninh quốc tế và công lý.
– Các bộ phận đường biên giới quốc gia Đường biên giới quốc gia được cấu thành bơi 04 (bốn) bộ phận sau đây:
+ Đường biên giới quốc gia trên đất liền Biên giới quốc gia trên đất liền (bao gồm cả biên giới trên các sông, suối, hồ biên giới) là biên giới phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một quốc gia với một quốc gia khác.
+ Đường biên giới trên biển theo quy định tại Điều 2 – Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và các vùng nội thủy tới một vùng biển tiếp giáp với chúng dưới tên gọi là lãnh hải và có bề rộng không vượt quá 12 hải lý. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải.
Xem thêm : Xịt thơm miệng thảo dược GreeLux Extra Cool Hoa Linh khử mùi hôi miệng (12ml)
+ Đường biên giới trên không: Vấn đề chủ quyền lãnh thổ đối với vùng trời quốc gia được chính thức đặt ra từ khi con người có các phương tiện bay, nhất là từ khi có máy bay và ngành hàng không phát triển. Chủ quyền đối với cùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ đã trở thành phạm trù pháp lý quốc tế kể từ khi Hội nghị quốc tế về hàng không họp tại Paris ghi nhận trong văn bản của Hội nghị ngày 13/10/1919 rằng:
“Các quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời thuộc phạm vi lãnh thổ của mình.”
+ Đường biên giới bên trong lòng đất là một bộ phân của biên giới quốc gia, được xác định theo một phương thẳng đứng dựa theo các đường biên giới trên đất liền và trên biển, léo dài đến tâm của trái đất. Trong thực tiễn quốc tế, giới hạn trừu tượng này được các quốc gia mặc nhiên thừa nhận.
Tắc dụng của đường biên giới quốc gia trên biển
Đường biên giới quốc gia trên biển (hay còn gọi là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia) có tác dụng quan trọng trong việc xác định địa lý, chủ quyền, quyền lợi và trách nhiệm của các quốc gia liên quan đến các hoạt động trên biển. Một số tác dụng chính của đường biên giới quốc gia trên biển bao gồm:
– Xác định ranh giới chủ quyền trên biển: Đường biên giới quốc gia trên biển giúp xác định địa giới hành chính và chủ quyền của các quốc gia trên biển. Các quốc gia có quyền quản lý và khai thác tài nguyên ở vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
– Quản lý tài nguyên và môi trường biển: Đường biên giới quốc gia trên biển có thể được sử dụng để quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển của mỗi quốc gia. Các quốc gia có thể áp dụng các quy định về đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí, đóng tàu và thải chất thải trên vùng biển của mình.
– Quản lý an ninh và phòng thủ: Đường biên giới quốc gia trên biển cũng có tác dụng quan trọng trong việc quản lý an ninh và phòng thủ của các quốc gia. Các quốc gia có thể triển khai các biện pháp để ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên vùng biển của mình và tăng cường kiểm soát và giám sát hoạt động trên biển.
– Giải quyết tranh chấp: Đường biên giới quốc gia trên biển cũng có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về chủ quyền và quyền lợi trên vùng biển. Qua đó, giúp tạo ra sự ổn định và hòa bình trên biển.
Tóm lại, đường biên giới quốc gia trên biển có tác dụng quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quản lý an ninh và phòng thủ, giải quyết tranh chấp và xác định chủ quyền của các quốc gia trên vùng biển.
Như vậy, Biên giới quốc gia trên biển là gì? Đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số quy định của pháp luật liên quan tới đường biên giới quốc gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp