Cơ sở pháp lý
Luật Giao thông đường bộ 2008 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT QCVN 41:2019/BGTVT
Biển báo cấm là biển báo gì tại Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định về biển báo cấm như sau: Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Bạn đang xem: Nhận diện biển báo cấm xe mô tô 3 bánh đi vào
Các biển được sử dụng làm biển báo cấm trong giao thông tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định về ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm như sau: – Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm) với tên các biển như sau:
- Biển số P.101: Đường cấm;
- Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều;
- Biển số P.103a: Cấm xe ô tô;
- Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải;
- Biển số P.104: Cấm xe máy;
- Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy;
- Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải;
- Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm;
- Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải;
- Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách;
- Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi;
- Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc;
- Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc;
- Biển số P.109: Cấm máy kéo;
- Biển số P.110a: Cấm xe đạp;
- Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ;
- Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy;
- Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
- Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
- Biển số P.112: Cấm người đi bộ;
- Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy;
- Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo;
- Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép;
- Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
- Biển số P.117: Hạn chế chiều cao;
- Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe;
- Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe;
- Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc;
- Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
- Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải;
- Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe;
- Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.125: Cấm vượt;
- Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt;
- Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép;
- Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
- Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường;
- Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường;
- Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép;
- Biển số P.128: Cấm sử dụng còi;
- Biển số P.129: Kiểm tra;
- Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
- Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe;
- Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp;
- Biển số DP.133: Hết cấm vượt;
- Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép;
- Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm;
- Biển số P.136: Cấm đi thẳng;
- Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải;
- Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái;
- Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải;
- Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự.
Xe mô tô ba bánh là loại xe gì tại Việt Nam?
Xem thêm : Sự khác biệt và mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan
Theo quy định tại khoản 31 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định về xe mô tô ba bánh như sau:
– Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào?
Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam quy định báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào gồm 03 biển sau đây:
- Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
- Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô);
Báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào được mô tả như sau: Biển tròn, nền trắng, viền đỏ, có hình phương tiện xe mô tô ba bánh các loại và có dấu gạch chéo màu đỏ.
Xem thêm : Gợi ý tóc màu nâu sữa không cần tẩy phù hợp với mọi tông da
Báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào biểu hiện như sau:
- Để báo đường cấm xe gắn máy đi qua, đặt biển số P.111a “Cấm xe gắn máy”. Biển không có giá trị đối với xe đạp.
- Để báo đường cấm xe ba bánh loại có động cơ như xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy, v.v… đặt biển số P.111b hoặc P.111c “Cấm xe ba bánh loại có động cơ”.
- Để báo đường cấm xe ba bánh loại không có động cơ như xe xích lô, xe lôi đạp, v.v… đặt biển số P.111d “Cấm xe ba bánh loại không có động cơ”.
Xe mô tô ba bánh chở quá tải bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp