Biển báo đường 2 chiều có ý nghĩa gì?

Đường 2 chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và chiều về mà không có dải phân cách. Có rất nhiều người không nhận biết được những biển báo trên đường 2 chiều nên không biết xử lý những tình huống giao thông như thế nào cho đúng luật. Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ về tất cả những thông tin liên quan đến biển báo đường 2 chiều, hướng dẫn tham gia giao thông đúng luật khi lưu thông trên đường 2 chiều.

bien-bao-duong-2-chieu
Biển báo đường 2 chiều

1. Cách nhận biết biển báo đường 2 chiều

1.1 Biển báo đường 2 chiều

Biển báo đường 2 chiều là một loại biển báo giao thông thuộc nhóm biển báo nguy hiểm. Biển báo đường 2 chiều có hình dạng tam giác, nền vàng kết hợp với viền đỏ xung quanh, ở giữa là 2 mũi tên nằm dọc màu đen song song ngược chiều nhau. Cách nhận biết loại biển báo nguy hiểm là có hình tam giác có nền màu vàng, xung quanh là viền màu đỏ ở giữa thường có hình vẽ màu đen để cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm. Mặt biển báo được làm bằng tôn tráng kẽm, được sơn chống gì 2 mặt. Mặt trước được dán màng phản quang vừa đảm bảo được độ bền vừa có tính thẩm mỹ lại đảm bảo được tầm quan sát của người điều khiển ngay cả ban đêm hay trong điều kiện thời tiết xấu.

Số hiệu biển báo đường 2 chiều: W.204

Tên biển báo: Đường 2 chiều

Độ dày biển: 1,2 – 1,5mm

Kích thước hình vẽ trên biển: Chiều cao 23cm x chiều rộng 19cm

Vị trí đặt biển báo: Biển báo này thường được lắp đặt tại đoạn đầu và cuối của đoạn đường tại phần chuyển sang đường đi chung 2 chiều hoặc hết đoạn đường 1 chiều.

cac-loai-bien-bao-tren-dương-2-chieu-can-chu-y
Các loại biển báo trên đường 2 chiều cần chú ý

1.2 Biển báo giao nhau với đường 2 chiều

Số hiệu biển báo giao nhau với đường 2 chiều: W.234

Tên biển báo: Biển báo giao nhau với đường 2 chiều.

Độ dày biển: 1,2 – 1,5mm

Kích thước hình vẽ trên biển: Chiều cao 23cm x chiều rộng 19cm.

Biển báo giao nhau với đường 2 chiều cũng là 1 loại biển báo nguy hiểm với hình dạng tam giác, có nền màu vàng, với viền đỏ xung quanh, ở giữa là 2 mũi tên màu đen nằm ngang song song ngược chiều nhau.

2. Ý nghĩa của biển báo đường 2 chiều

– Biển báo đường 2 chiều W.204 để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện đoạn đường có trở ngại hoặc đang sửa chữa ở một bên nên phải tổ chức cho các phương tiện di chuyển 2 chiều tại một bên đường hoặc để cảnh báo một đoạn đường đôi có chiều xe đi và về chung. Biển báo đường 2 chiều cũng được đặt ở đoạn đường có dải phân cách nằm giữa thì đầu đường và cuối đường sẽ được đặt tại nơi chuyển tiếp sang đường đi chung 2 chiều. Và khi hết đoạn đường 2 chiều cũng cần đặt loại biển báo này.

Khi tham gia lưu thông trên đường gặp biển P.204 này thì phải nhớ giảm tốc độ và chú ý các phương tiện đang di chuyển bên phải để tránh những sự cố giao thông không đáng có.

– Biển báo giao nhau với đường 2 chiều W.234 để báo trước với người điều khiển phương tiện sắp đến đoạn giao nhau với đường 2 chiều.

3. Những lưu ý khi gặp biển báo đường 2 chiều

quy-dinh-ve-bien-bao-duong-2-chieu-moi-nhat
Những lưu ý khi gặp biển báo đường 2 chiều

Trong quá trình lưu thông, bạn không chỉ gặp mỗi biển báo nguy hiểm P.204 chỉ đường 2 chiều nên khi gặp bất kỳ biển báo nguy hiểm nào bạn cũng cần chú ý về tốc độ và đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các phương tiện đang lưu thông và tuân thủ luật giao thông.

Biển báo nguy hiểm được đặt cách vị trí cần báo một khoảng cách an toàn được nêu dưới bảng sau đây:

Tốc độ vận hành của xe trong khoảng 10km tới nơi đặt biển báo Khoảng cách từ nơi đặt biển báo đến nơi định báo

– Dưới 20km/h

– Từ 20km/h đến dưới 35km/h

– Từ 35km/h đến dưới 50km/h

– Từ 50km/h trở lên

– Dưới 50m

– Từ 50m đến dưới 100m

– Từ 100m đến dưới 150m

– Từ 150m đến 250m

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích nhất về biển báo đường 2 chiều để người điều khiển phương tiện có thể xử lý một cách linh hoạt và hợp lý nhất khi gặp các loại biển báo trên đường 2 chiều. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ Zestech.vn hoặc gọi ngay hotline 1900 988 910 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.