Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp được sử dụng hàng ngày trong cả văn nói và văn viết. Tuy nhiên, để thống kê chi tiết được các biệt pháp tu từ thì không phải ai cũng làm được. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tu từ là gì?
Biện pháp tư từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một câu chuyện, một cảm xúc trong tác phẩm.
Bạn đang xem: Biện pháp tu từ là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ
Ví dụ về biện pháp tu từ
Có rất nhiều ví dụ về biện pháp tu từ. Dưới đây là một số ví dụ về biện pháp tu từ giúp bạn hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ là gì?
– Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây – Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
– Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
– Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.
– Giọng hát của nữ ca sĩ Uyên Linh rất giống giọng hát của nữ ca sĩ Adele, giọng hát trong trẻo, dày và quãng giọng rộng rất đặc trưng…
Các biện pháp tu từ hiện nay
+ Biện pháp tu từ so sánh.
+ Biện pháp tư từ nhân hóa.
+ Biện pháp tu từ ẩn dụ.
+ Biện pháp tu từ hoán dụ.
+ Biện pháp tu từ nói quá.
+ Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.
+ Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ.
+ Biện pháp tu từ chơi chữ.
+ Biện pháp tu từ liệt kê.
+ Biện pháp tu từ tương phản.
Lưu ý: Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm.
Các biện pháp tu từ cụ thể
Thứ nhất: Biện pháp tu từ So sánh
– So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi hình, gợi cảm cho biểu đạt.
– Ví dụ như:
Giọng hát của nữ ca sĩ Uyên Linh rất giống giọng hát của nữ ca sĩ Adele, giọng hát trong trẻo, dày và quảng giọng rộng rất đặc trưng.
Thứ hai: Nhân hóa
– Nhân hóa là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.
– Ví dụ như: Những con đường làng uốn lượn xung quanh ngôi làng.
Thứ ba: Hoán dụ
Là biện pháp dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng hay khái niệm khác có quan hệ gần gũi (mối quan hệ tương cận, chứ không phải tương đồng như ẩn dụ) với nhau nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Xem thêm : Khối tự nhiên gồm những môn nào? Ngành nào? Học ra làm gì?
Có 4 hình thức hoán dụ phổ biến:
– Lấy cái bộ phận để gọi cái toàn thể.
– Lấy vật chứa đựng để gọi tên cho vật bị chứa đựng,
– Sử dụng dấu hiệu của sự vật, hiện tượng để gọi tên cho sự vật, hiện tượng đó.
– Lấy cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng.
Tác dụng của biện pháp hoán dụ gồm:
– Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.
– Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.
– Ví dụ như: Người đầu bạc tiễn người đầu xanh.
Trong ví dụ trên “người đầu bạc” chính là hình ảnh những người lớn tuổi tóc đã bạc; “người đầu xanh” chính là hình ảnh những người trẻ tuổi có mái tóc đen.
Thứ tư: Nói quá
Nói quá là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế. Chúng ta cần phải hiểu rõ để không bị nhầm lẫn với nói khoác hai khái niệm này rất khác nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Nói quá chỉ là phóng đại sự việc ở mức độ lớn hơn nhưng vẫn đúng với thực tế còn nói khoác là nói sai sự thật, sự việc.
– Ví dụ như: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, ra đường trong thời tiết này như cực hình.
“Nóng như đổ lửa” là một câu nói quá để diễn tả cái nóng của thời tiết.
Thứ năm: Ẩn dụ
Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
– Ẩn dụ có 04 loại:
+ Ẩn dụ hình thức.
+ Ẩn dụ cách thức.
+ Ẩn dụ phẩm chất.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Thứ sáu: Nói giảm nói tránh
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giá quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.
– Dấu hiệu nhân biết nói giảm, nói tránh là trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
– Ví dụ như: Ông nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.
“Đã ra đi” là câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh cho việc đã chết.
Thứ bảy: Điệp từ
Là cách nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ hoặc cụm từ nhằm nhấn mạnh, gợi liên tưởng, tạo ấn tượng và tạo nhịp điệu trong cách diễn đạt.
Xem thêm : Mức phạt lỗi không xi nhan mới nhất theo quy định 2022
Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp là:
– Điệp ngắt quãng: Là lặp đi lặp lại các từ, cụm từ ngắt quãng với nhau, không có sự liên tiếp.
– Điệp chuyển tiếp (còn được gọi là điệp vòng).
– Điệp nối tiếp: Lặp đi lặp lại các từ, cụm từ nối tiếp với nhau.
Tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ:
– Tạo sự nhấn mạnh.
– Tạo sự liệt kê.
– Tạo sự khẳng định.
– Ví dụ như sau: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”.
Thứ tám: Liệt kê
Là sự tiếp nối hoặc sắp xếp các từ/ cụm từ cùng loại với nhau nhằm diễn tả đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc một khía cạnh, tư tưởng hay tình cảm nào đó.
Phép liệt kê được sử dụng trong nhiều văn bản khác nhau. Để nhận biết được phép liệt kê, chúng ta có thể quan sát xem trong bài viết có xuất hiện các từ, cụm từ nối tiếp nhau hoặc được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy, dấu phẩy.
Trong tiếng Việt, phép liệt kê được chia thành 4 loại như sau:
– Theo cấu tạo: Gồm có liệt kê theo cặp và không theo cặp.
– Theo ý nghĩa: Gồm có liệt kê tăng tiến và không tăng tiến.
Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả.
Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.
– Ví dụ như: Các phương tiện tham gia giao thông rất đa dạng như: xa máy, xe ô tô, xe tải, xe đạp…
Cuối cùng: Tương phản
Biện pháp tu từ tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.
Là biện pháp tu từ sử dụng các từ ngữ đối lập nhau nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.
Biện pháp tu từ Tương phản có tác dụng:
– Gợi sự phong phú, đa dạng.
– Tạo nên sự hài hòa về âm thanh.
– Phép tương phản trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhấn mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
Như vậy, Biện pháp tu từ là gì? Là câu hỏi được chúng tôi trả lời chi tiết trong bào viết phía trên. Bên cạnh đó, nhằm giúp quý bạn đọc có những hiểu biết cụ thể đối với từng biện pháp tu tư chúng tôi đã nêu lại khái niệm và ví dụ rõ ràng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp