Ô nhiễm môi trường là gì?
Đó là bởi vì các thành phần trong môi trường được thay đổi. Một khi các thành phần trong môi trường được thay đổi, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này trái ngược hoàn toàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. Một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống, dẫn đến thiên tai…
Tình trạng ô nhiễm càng tăng ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, làm mất đi sự cần bằng của hệ sinh thái. Đồng thời gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế,…
Bạn đang xem: Mầm non Lê Quý Đôn
Biểu hiện cho thấy môi trường đang bị ô nhiễm:
– Hiệu ứng nhà kính;
– Thủy triều đỏ;
– Trái đất dần nóng lên;
– Băng tan ở hai cực;
– Đất liền bị xâm nhập;
– Mưa nắng thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất;
– Con người nhiều bệnh tật;
– Vi khuẩn biến đổi, sâu bệnh hại phát triển, khó điều trị;
– Hiện tượng băng tan
Hiện tượng băng tan dẫn đến quỹ đất liền bị thu hẹp, ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật
Ô nhiễm môi trường là khái niệm ở phạm trù chung, bao quát toàn bộ sự việc. Đi phân tích sâu hơn thì môi trường bị ô nhiễm được chia thành các loại sau đây:
+ Ô nhiễm môi trường nước
Khi môi trường nước nhiễm các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hay rắn khiến chất lượng nước biến đổi, gây hại cho con người và động vật, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Các chất này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại ở môi trường trường.
Môi trường nước xuất hiện các chất lạ, hợp chất dạng rắn, lỏng
Một số chất có thể gây ô nhiễm nước là thuốc trừ sâu, phân bón, nước thải từ sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải hóa học công nghiệp…
Ô nhiễm môi trường nước có tốc độ lan truyền và ảnh hưởng nhanh chóng nhất so với các dạng ô nhiễm khác.
+ Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị xâm nhiễm bởi các chất hóa học độc hại ở hàm lượng vượt ngưỡng cho phép mà chủ yếu là chất Xenobiotic. Ô nhiễm đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nước, ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt hoặc lòng đất.
Xem thêm : Top 10 sữa rửa mặt cho da dầu tốt nhất hiện nay
Tính chất của đất bị thay đổi do sự thay đổi nào đó trong môi trường tự nhiên hoặc do các chất hóa học.
Chất Xenobiotic do con người tạo nên, sinh ra từ hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm đất phụ thuộc vào việc mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.
+ Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí do khói bụi, hơi hoặc xuất hiện chất lạ độc hại. Việc ô nhiễm khiến cho môi trường không khí không còn sạch, sinh mùi hôi khó chịu và có nhiều khói bụi.
Không khí một khi bị ô nhiễm không chỉ gây biến đổi khí hậu mà còn ảnh hưởng sức khỏe con người, gián tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp, đời sống động vật và môi trường tự nhiên. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc lớn vào các hoạt động thải khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp hay máy móc sinh hoạt của con người. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến môi trường sống của con người và sinh vật sống bị ô nhiễm. Chúng ta có thể điểm qua các nguyên nhân chính sau đây:
Do tác động của Con người
Con người chính là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Hàng ngày hoạt động sống của con người như sinh hoạt, sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp… kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau tác động đến môi trường nước, đất, không khí nặng nề.
Đặc biệt, một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, thải xác động vật ra sông, hồ,… làm ô nhiễm môi trường sống. Con người là nguyên nhân chính tàn phá môi trường
Hoạt động nông nghiệp
Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân làm cho lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dư thừa. Những chất thải này trực tiếp đi vào nguồn nước hay ngấm dưới ao, hồ, lòng đất… dẫn đến môi trường đất và nước bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thời gian dài.
Đáng nói hoạt động này còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển. Từ đó, ta có thể thấy hoạt động nông nghiệp một phần khiến nguồn nước bị ô nhiễm
Hoạt động công nghiệp
Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp với các chất thải chưa qua xử lý đưa trực tiếp vào môi trường. Hơn nữa, các nhiên liệu hóa thạch mà các nhà máy, xí nghiệp sử dụng làm khí đốt, phục vụ sản xuất sinh ra các loại khí đốt như CO, CO2, SO2, NO… khiến môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.
Nước thải nhà máy chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường
Các chất thải rắn
Chất thải rắn hiện nay xuất hiện mọi nơi, nguồn gốc từ sinh hoạt người dân, cơ sở y tế, sản xuất. Những chất này không được xử lý đúng quy trình đưa ra ngoài môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất…
Đặc biệt, nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái, tác động đến các sinh vật sống.
Khí, khói thải
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn tập trung dân cư đông đúc, nhiều phương tiện giao thông.
Nước ta hiện nay, Hà Nội và Hồ Chính Minh có tỷ lệ ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động, gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp…
Hoạt động của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện… thải khí, khỏi thải ngày càng nhiều. Tốc độ càng gia tăng ảnh hưởng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.
Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm, giữ cho môi trường trong lành. Đây không chỉ là hoạt động của cá nhân, tập thể mà còn là của toàn xã hội.
Bảo vệ môi trường
Chung tay bảo vệ môi trường với chiến dịch hợp lý về lâu dài sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì thế hãy:
Xem thêm : Cách chọn Măng cụt ngon để làm gỏi ngon
– Nâng cao ý thức người dân. Không được vứt rác bừa bãi mà hãy đảm bảo đúng nơi quy định, không xả rác lung tung mới có thể ngăn ngừa được tình trạng ô nhiễm.
– Giáo dục về tầm quan trọng của môi trường sống, tăng nhận thức cho trẻ nhỏ.
– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP
Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về môi trường
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm về môi trường
– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;
Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường)
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, cụ thể:
Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp