Công thức định luật khúc xạ ánh sáng hay nhất
Bài viết Công thức định luật khúc xạ ánh sáng Vật Lí lớp 11 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức định luật khúc xạ ánh sáng.
1. Định nghĩa
– Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Ví dụ: hình ảnh chiếc bút chì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa không khí và nước.
– Định luật khúc xạ ánh sáng:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi.
– Hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng truyền từ không khí vào nước:
Trong hình có:
+ SI là tia tới
+ I là điểm tới
+ IK là tia khúc xạ
+ PQ là mặt phân các giữa hai môi trường
+ NN’ là pháp tuyến
+ Góc i là góc tới
+ Góc r là góc khúc xạ
2. Công thức – đơn vị
Xem thêm : Bánh Trung thu hãng nào “đắt khét” nhất mùa Rằm năm nay? Loại đắt nhất hơn 6 triệu đồng/hộp
– Công thức của định luật khúc xạ:
Trong đó:
+ góc i là góc tới
+ góc r là góc khúc xạ
+ n21 là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1;
+ n1 là chiết suất tuyệt đối của môi trường 1;
+ n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường 2.
– Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng: n1sini = n2sinr.
3. Mở rộng
– Nguyên nhân của hiện tượng khúc xạ là sự thay đổi tốc độ truyền ánh sáng. Người ta thiết lập được hệ thức về chiết suất tuyệt đối n của một môi trường như sau:
Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường đặc trưng cho độ giảm tốc hay mức độ gãy khúc của tia sáng (hay bức xạ điện từ nói chung) khi truyển từ môi trường vật chất này sang một môi trường vật chất khác.
Từ công thức định luật khúc xạ, ta có thể suy ra công thức tính sini hoặc sinr
Hoặc:
+ Nếu n21 > 1 thì r
+ Nếu n21 i: Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn.
4. Bài tập ví dụ
Bài 1: Chiếu một tia sáng từ không khí có chiết suất bằng 1 vào nước với góc tới 300. Tính góc khúc xạ, biết chiết suất của nước là 1,33.
Xem thêm : Sữa Ensure Úc 850g Hương Vani Giàu Dinh Dưỡng
Bài giải:
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng
Đáp án : r = 220
Bài 2: Tia sáng truyền trong không khí đến gặp mặt thoáng chất lỏng có n=√3 . Tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau.Tính góc tới?
Xem thêm : Sữa Ensure Úc 850g Hương Vani Giàu Dinh Dưỡng
Bài giải:
Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ, ta có: i’ + r + 900 = 1800 => i’ + r = 90
Mà i = i’ => i + r = 900 => tức là cosr = sini và cosi = sinr.
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
Đáp án: góc i = 600
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 11 quan trọng hay khác:
Công thức tính góc khúc xạ hay, chi tiết
Công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần hay, chi tiết
Công thức tính góc lệch hay, chi tiết
Công thức tính góc tới hay, chi tiết
Công thức tính chiết suất tuyệt đối hay, chi tiết
Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Tiếng Anh có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp