Bài viết Lý thuyết Định luật Ôm đối với toàn mạch với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Định luật Ôm đối với toàn mạch.
Lý thuyết Định luật Ôm đối với toàn mạch hay, chi tiết
Bài giảng: Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch – Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Định luật Ôm đối với toàn mạch:
• Định luật Ôm đối với toàn mạch:
Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuậnvới
suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với
điện trở toàn phần của mạch đó:
trong đó: E là suất điện đông của nguồn (V)
r là điện trở trong của nguồn điện
RN là điện trở tương đương của mạch ngoài
• Hiệu điện thế mạch ngoài (hay hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện):
2. Nhận xét:
• Hiện tượng đoản mạch: xảy ra khi nối 2 cực của nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ. Khi đoản mạch, dòng điện chạy qua có cường độ lớn và có hại.
• Công của nguồn điện bằng nhiệt lượng sản ra ở mạch ngoài và mạch trong:
• Hiệu suất của nguồn điện:
B. Kỹ năng giải bài tập
Áp dụng các công thức:
– Định luật Ôm đối với toàn mạch:
– Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = I.RN = E – Ir
– Hiệu suất của nguồn điện:
C. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
Hướng dẫn:
Chọn C.
Ta có hiệu điện thế mạch ngoài UN = I.RN = E – Ir ⇒ khi I tăng thì UN giảm.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch.
Xem thêm : Mẹ và bé
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Hướng dẫn:
Chọn D.
Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
Câu 3: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A). B. I = 12 (A).
C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A).
Hướng dẫn:
Chọn C.
Cường độ dòng điện trong mạch là
Câu 4: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V). B. E = 12,25 (V).
C. E = 14,50 (V). D. E = 11,75 (V).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Cường độ dòng điện trong mạch là
⇒ Suất điện động của nguồn điện là: E = I(r + R) = 12,25(V)
Câu 5: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 6 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn A.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Câu 6: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1 = 2 (Ω) và R2 = 8 (Ω), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
A. r = 2 (Ω). B. r = 3 (Ω).
C. r = 4 (Ω). D. r = 6 (Ω).
Hướng dẫn:
Ta có:
Mà
Xem thêm : Nhận biết ai là thủ lĩnh của 12 cung hoàng đạo
Câu 7: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Mà
Câu 8: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 (Ω) đến R2 = 10,5 (Ω) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là:
A. r = 7,5 (Ω). B. r = 6,75 (Ω).
C. r = 10,5 (Ω). D. r = 7 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn D.
Ta có hiệu điện thế mạch ngoài
Mà
Câu 9: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn B.
Công suất tiêu thụ mạch ngoài:
Mà
Câu 10: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω) B. R = 2 (Ω).
C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω).
Hướng dẫn:
Chọn C.
Công suất tiêu thụ trên điện trở:
Mà
Bài giảng: Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch – Thầy Lê Xuân Vượng (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các phần Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Ôn thi THPT Quốc gia hay, chi tiết khác:
- Lý thuyết Điện năng. Công suất điện
- Lý thuyết Ghép các nguồn điện thành bộ
- Lý thuyết tổng hợp chương: Dòng điện không đổi
Săn SALE shopee Tết:
- Đồ dùng học tập giá rẻ
- Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp