Cuộc thi sắc đẹp là cuộc thi tập trung đánh giá về vẻ đẹp hình thể của thí sinh, song đồng thời cũng chú ý đến các yếu tố khác như thể chất, trí tuệ và nhân cách của người tham dự. Hầu hết các cuộc thi sắc đẹp là dành cho nữ giới chưa lập gia đình, với người chiến thắng thường được gọi là Hoa hậu hoặc Hoa khôi. Ngoài ra, còn có một số cuộc thi với hình thức tương tự dành cho nam giới với người chiến thắng thường được gọi là nam vương. Ngoài ra còn có các cuộc thi sắc đẹp cho phụ nữ đã kết hôn, thiếu niên và người chuyển giới. Hiện nay, có rất nhiều các cuộc thi Hoa hậu nổi tiếng và đâu là những cuộc thi lớn nhất? Hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết của chúng mình dưới đây nhé!
Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe)
Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) là một cuộc thi sắc đẹp quốc tế lớn nhất thế giới về mức độ hấp dẫn và khốc liệt. Cuộc thi được bắt đầu vào năm 1952 do công ty quần áo Pacific Mills ở California sáng lập. Cuộc thi này thuộc về Kayser-Roth, sau đó là của Tập đoàn Gulf và Western trước khi nhường lại cho Donald Trump vào năm 1996. Năm 2015, cuộc thi này thuộc về WME/IMG cùng với cuộc thi Hoa hậu Mỹ (Miss USA) và Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ (Miss Teen USA). Cuộc thi được tổ chức bởi Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe Organization). Cùng với các cuộc thi Hoa hậu Thế giới (Miss World), Hoa hậu Quốc tế (Miss International) và Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth), Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) là cuộc thi đứng đầu về độ thu hút lượng người theo dõi trên toàn thế giới, áp đảo các cuộc thi khác trong những cuộc thi sắc đẹp. Đương kim Hoa hậu Hoàn vũ hiện nay là Harnaaz Sandhu đến từ Ấn Độ được trao vương miện vào ngày 13 tháng 12 tại Eilat, Israel. Thông thường, các quốc gia sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu quốc gia và người chiến thắng của cuộc thi này sẽ đại diện quê hương mình đi tranh tài với đối thủ trên khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe Organization). Những quốc gia thành công nhất ở cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ bao gồm Hoa Kỳ (8 lần), Venezuela (7 lần), Puerto Rico (5 lần) và Phillipines (4 lần). Một số quốc gia khác cũng có thành tích khá tốt tại cuộc thi này như Canada, Mexico, Cộng hòa Dominican, Brazil, Nhật Bản và Úc.
Bạn đang xem: 6 Cuộc thi hoa hậu lớn nhất Thế giới
Hiện nay, có hai quốc gia có mặt tại Hoa hậu Hoàn vũ từ năm đầu tiên đến nay là Canada và Pháp (tính tới năm 2021). Tại một số nước châu Âu, thí sinh 17 tuổi cũng có thể tham gia thi hoa hậu trong khi giới hạn tuổi của cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ là 18 tuổi. Do vậy, đã từng có trường hợp một số quốc gia phải cử Á hậu đi thay thế cho các Hoa hậu chưa đủ tuổi. Các thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ phải tham gia nhiều phần thi khác nhau như áo tắm, trang phục dạ hội, trang phục dân tộc, phỏng vấn và các hoạt động xã hội như trình diễn thời trang, làm từ thiện. Không giống ba cuộc thi còn lại, Hoa hậu Hoàn vũ không có phần thi tài năng hoặc phần thi tài năng không được chú trọng. Tiền thưởng dành cho Hoa Hậu Hoàn Vũ là 280,000$. Bắt đầu từ năm 2002, người chiến thắng Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được nhận một chiếc vương miện trong đêm đăng quang được thiết kế bởi nhà thiết kế Mikimoto. Vương miện Mikimoto có giá trị tới 250.000 USD, gồm có 800 viên kim cương 18 cara và 120 viên ngọc trai. Vương miện truyền thống sử dụng trong cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ được làm mô phỏng hình dáng chim phượng hoàng. Chiếc vương miện này lại tiếp tục được sử dụng trong 2 năm 2017 và 2018. Năm 2019, một chiếc vương miện mới mang tên Power of Unity (tạm dịch: Sức mạnh của sự đoàn kết) được lấy cảm hứng từ lá thường xuân với các cành lá, hoa vươn dài, đan xen chặt vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, tương trợ giữa các quốc gia, châu lục được sử dụng. Power of Unity được chế tác bởi Mouawad trị giá 5.000.000 USD. Khung vương miện được chế tác bằng vàng 18 carat và hơn 1.700 viên kim cương được đính kết tỉ mỉ cùng điểm nhấn là viên kim cương vàng 62,83 carat cực quý hiếm có nguồn gốc từ Botswana.
Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe)
Hoa hậu Hoà bình Quốc tế (Miss Grand International)
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế (Miss Grand International) là một cuộc thi sắc đẹp quốc tế thường niên lớn thứ sáu trên hành tinh, được tổ chức lần đầu vào năm 2013. Cuộc thi được sáng lập và đặt trụ sở tại thành phố Băng Cốc, Thái Lan và được điều hành bởi Nawat Itsaragrisil. Cuộc thi hướng tới thông điệp Chấm dứt chiến tranh và bạo lực, người chiến thắng cuộc thi có nghĩa vụ đến nhiều quốc gia trên thế giới để vận động nâng cao tinh thần đoàn kết, chấm dứt bạo lực, nâng cao nhân quyền. Tuy mới được tổ chức lần đầu tiên vào 2013, nhưng với uy tín và quy mô tổ chức lớn. Cuộc thi đã được xếp vào big6 và có phần lấn át hơn 1 số cuộc thi khác trong big6. Cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế được tổ chức lần đầu vào năm 2013 tại Băng Cốc, Thái Lan với sự tham dự của 71 thí sinh.
Cùng với Hoa hậu Thế giới (Miss World), Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe), Hoa hậu Quốc tế (Miss International), Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth), Hoa hậu Siêu quốc gia (Miss Supranational) được gọi chung là Big 6 (6 cuộc thi sắc đẹp uy tín và lớn nhất hành tinh). Đương kim Hoa hậu Hòa bình Quốc tế hiện nay là Nguyễn Thúc Thùy Tiên đến từ Việt Nam. Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2021 là cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế lần thứ 9 được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào ngày 4 tháng 12 năm 2021. Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020 – Abena Appiah đến từ Hoa Kỳ trao lại vương miện cho người kế nhiệm, cô Nguyễn Thúc Thùy Tiên đến từ Việt Nam.
Xem thêm : 1 quả bơ bao nhiêu calo? Ăn bơ có tác dụng gì?
Hoa hậu Hoà bình Quốc tế (Miss Grand International)
Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth)
Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth) là cuộc thi sắc đẹp quốc tế lớn thứ tư trên hành tinh, với số lượng thí sinh tham gia lên tới 80 quốc gia. Cuộc thi được tổ chức từ năm 2001 bởi Tập đoàn Carousel Productions của Philippines. Cuộc thi này hướng tới mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Cùng với Hoa hậu Thế giới (Miss World), Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe) và Hoa hậu Quốc tế (Miss International), Hoa hậu Trái Đất là một trong bốn cuộc thi sắc đẹp lớn nhất trên thế giới hiện nay được công nhận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gọi chung là Tứ đại Hoa hậu. Đương kim Hoa hậu Trái Đất là Destiny Wagner đến từ Belize được trao vương miện vào ngày 21 tháng 11 năm 2021. Ban tổ chức cuộc thi không bắt buộc các thí sinh phải có một danh hiệu cấp quốc gia nào mà chỉ cần đơn vị giữ bản quyền tại quốc gia đó cử trực tiếp. Chính điều này đã gây nên các tranh cãi về tình trạng chất lượng các thí sinh không đồng đều trong những năm gần đây. Tuy vậy, một số quốc gia như Venezuela, Canada, Pháp, Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản… vẫn tổ chức cuộc thi cấp quốc gia đàng hoàng, hoành tráng, có quy mô lớn để chọn được một đại diện xứng đáng đến với cuộc thi hoặc một số nước ít nhất cũng chọn các thí sinh là Á hậu hoặc đăng quang ở một cuộc thi sắc đẹp khác nào đó trong nước.
Các thí sinh tham dự cuộc thi sẽ phải trải qua các phần thi giống các cuộc thi sắc đẹp khác như: áo tắm, trang phục dạ hội, trang phục truyền thống, phỏng vấn riêng với Ban giám khảo… Giống như cuộc thi Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái Đất có thêm phần thi tài năng cho các người đẹp. Điểm khác biệt của cuộc thi này là các thí sinh bên cạnh các phần thi sắc đẹp sẽ cần chuẩn bị một dự án môi trường cụ thể tại quốc gia của mình. Việc này khá giống với dự án nhân ái tại Hoa hậu Thế giới. Đồng thời trong khuôn khổ cuộc thi, các cô gái sẽ tuyên truyền những kiến thức về môi trường sinh thái tới mọi người, đặc biệt là trẻ em và tham gia các hoạt động về bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, nhặt rác, đi xe đạp… Từ năm 2002 đến năm 2008, thí sinh sẽ nhận một chiếc vương miện trong đêm đăng quang được thiết kế bởi công ty sản xuất pha lê Swarovski. Năm 2009, nhằm nhấn mạnh và nhắc nhở chủ nhân của chiếc vương miện cao quý, Carousel Productions đã hợp tác với Nhà kim hoàn chính thức của cuộc thi, Ramona Haar thiết kế một chiếc vương miện mới. Trong đó, trọng tâm là một bông hoa tượng trưng cho một Trái Đất hạnh phúc và thịnh vượng và những nguyên liệu làm nên chiếc vương miện được quyên góp bởi chính các thí sinh tham gia mùa giải 2009. Đến năm 2016, vương miện vẫn giữ nguyên cấu trúc và thiết kế nhưng đã thay đổi một số chi tiết. Ngoài ra, từ năm 2013, các vương miện cho 3 Á hậu cũng đã được thiết kế mới, gắn những viên kim cương và đá quý lấp lánh.
Hoa hậu Trái Đất (Miss Earth)
Hoa hậu Thế giới (Miss World)
Hoa hậu Thế giới (Miss World) là cuộc thi sắc đẹp toàn cầu lâu đời và lớn nhất hành tinh nếu xét về số lượng thí sinh. Cùng với Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế và Hoa hậu Trái Đất được gọi chung là Tứ đại Hoa hậu. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới được bắt đầu từ cuộc thi áo tắm ở Anh vào năm 1951 chỉ với mục đích quảng bá các mốt áo tắm mới nhất lúc đó, nhưng được gọi là Hoa hậu Thế giới bởi các phương tiện truyền thông. Eric Morley, người khởi xướng cuộc thi áo tắm đó đã dự định sẽ chỉ tổ chức cuộc thi này một lần duy nhất nhưng khi nghe tin cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1952, ông đã quyết định biến Hoa hậu Thế giới thành một cuộc thi sắc đẹp thường niên. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1959 bởi đài BBC. Vào thập niên 1980, cuộc thi quyết định thay đổi khẩu hiệu thành Beauty with a purpose (Sắc đẹp vì mục đích cao cả). Cuộc thi chú trọng hơn tới trí tuệ và nhân cách của những người đẹp tham gia cuộc thi. Từ thập niên 1990, cuộc thi đã thu hút hơn 2 tỉ người xem trên thế giới. Năm đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến cô gái châu Phi da đen đầu tiên đăng quang danh hiệu Hoa hậu Thế giới, Agbani Darego. Trong quá trình thay đổi của mình, cuộc thi đã nêu khẩu hiệu “Bạn quyết định” (You decide) để tăng cường vai trò của khán giả trên khắp toàn cầu có cơ hội được chọn ra hoa hậu thế giới. Các phần thi phụ Hoa hậu Bãi biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Tài năng và Hoa hậu Nhân ái được tổ chức trong khuôn khổ cuộc thi này.
Tổ chức Hoa hậu Thế giới sở hữu cuộc thi Hoa hậu Thế giới và tổ chức sự kiện này mỗi năm một lần. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, tổ chức Hoa hậu Thế giới đã quyên góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em. Tổ chức Hoa hậu Thế giới ký kết các bản quyền thương mại tới hơn 100 quốc gia. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa hậu Thế giới là một công ty tư nhân do đó các số liệu, các khoản thu nhập và chi phí đóng góp cho các quỹ từ thiện không cần công khai. Ngoài quyên góp hàng triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện, tổ chức Hoa hậu Thế giới ra tiêu chí “Hoa hậu có tấm lòng nhân ái” và sau này cuộc thi có một giải thưởng riêng cho thí sinh có những đóng góp xuất sắc trong công việc từ thiện tại quê nhà. Theo yêu cầu của tổ chức Hoa hậu Thế giới (MWO), trước khi tham dự cuộc thi, các ứng cử viên của cuộc thi phải thắng trong một cuộc thi cấp quốc gia tại quê nhà để lấy được quyền đại diện cho quốc gia của mình tại Hoa hậu Thế giới. Các thí sinh chiến thắng sẽ được cấp giấy phép tham dự cuộc thi từ những nhà đăng ký chuyển nhượng bản quyền của c thi ở quốc gia của họ. Và cuối cùng là đến tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới với một số chương trình phúc khảo, tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu với cư dân bản địa, tham gia các sự kiện truyền hình và cuối cùng xuất hiện trong đêm chung kết để công bố các giải thưởng, các danh hiệu và công bố tên của Hoa hậu Thế giới.
Xem thêm : Nên ăn gì bổ sung sắt cho người thiếu máu thiếu sắt?
Hoa hậu Thế giới (Miss World)
Hoa hậu Quốc tế (Miss International)
Hoa hậu Quốc tế (Miss International) có tên chính thức là cuộc thi Sắc đẹp Quốc tế (The International Beauty Pageant), là cuộc thi sắc đẹp quốc tế lớn thứ ba trên thế giới. Cuộc thi này được tổ chức đầu tiên ở Long Beach,California, Hoa Kỳ, vào năm 1960 sau khi cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ rời khỏi Miami Beach. Cuộc thi được tổ chức tại Long Beach cho đến năm 1967 thì được chuyển đến Nhật Bản năm 1968 đến 1970. Năm 1971 và 1972 nó được tổ chức tại Long Beach một lần nữa. Sau đó diễn ra thường niên tại Nhật Bản. Hoa hậu Quốc tế là cuộc thi sắc đẹp đứng thứ ba sau Hoa hậu Thế giới và Hoa hậu Hoàn vũ và trước Hoa hậu Trái Đất, cả bốn cuộc thi được gọi chung là Tứ đại Hoa hậu.
Thường được gọi với tên “Đại hội Sắc đẹp” hay “Thế vận hội Sắc đẹp”, các thí sinh không những được chấm dựa trên nhan sắc của, mà con dựa trên lòng nhân từ, tính hữu nghị, sự thanh lịch, trí tuệ, khả năng chủ động, và quan trọng nhất là sự nhảy cảm về thế giới. Tiêu chí lớn nhất của cuộc thi này là đẩy mạnh hòa bình thế giới, thiện chí, và tầm hiểu biết. Đương kim Hoa hậu Quốc tế 2021 là đại diện đến từ Thái Lan. Đây là chiến thắng đầu tiên của xứ sở Chùa Vàng tại Hoa hậu Quốc tế và là chiến thắng thứ ba tại một cuộc thi nằm trong Big Four Beauty Pageant (hai lần trước đó là tại Hoa hậu Hoàn vũ). Trong lịch sử, cuộc thi đã ba lần phải hoãn tổ chức trong các năm 1966, 2020 và 2021 vì nhiều lý do khác nhau. Hoa hậu Quốc tế 2022 sẽ được tổ chức tại Yokohama, Nhật Bản. Hoa hậu Quốc tế 2019 – Sireethorn Leearamwat đến từ Thái Lan sẽ trao lại vương miện cho người kế nhiệm vào đêm chung kết.
Hoa hậu Quốc tế (Miss International)
Hoa hậu Siêu Quốc gia (Miss Supranational)
Hoa hậu Siêu Quốc gia (Miss Supranational) là một cuộc thi sắc đẹp quốc tế diễn ra thường niên lớn thứ năm trên thế giới, được điều hành bởi Hiệp hội sắc đẹp Thế giới (World Beauty Association S.A. – WBA), một tổ chức có trụ sở ở Panama. Cuộc thi đầu tiên được diễn ra vào năm 2009 tại thành phố Płock, Ba Lan với sự đăng quang của Oksana Moria đến từ Ukraine. Hoa hậu Siêu quốc gia đầu tiên của châu Á là Mutya Johanna Datul đến từ Philippines. Cô đã chiến thắng trong đêm chung kết của cuộc thi vào ngày 6 tháng 9 năm 2013. Đương kim Hoa hậu Siêu quốc gia hiện tại là Chanique Rabe đến từ Namibia. Đây là chiến thắng đầu tiên của Namibia tại cuộc thi này.
Hoa hậu Siêu quốc gia bắt đầu tổ chức vào năm 2009 tại Ba Lan với 36 thí sinh sau đó tăng lên 66 vào năm 2010. Trong cuộc thi thứ 3 đã có 77 thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới tham dự. Phần thưởng cho thí sinh chiến thắng Hoa hậu Siêu quốc gia sẽ là 1 chiếc vương miện và 35.000 USD tiền thưởng. Đây là cuộc thi sắc đẹp có giá trị giải thưởng cao thứ 3 thế giới chỉ xếp sau Hoa hậu Thế giới (Miss World) và Hoa hậu Hoàn vũ (Miss Universe). Chung kết Miss Supranational 2021 (Hoa hậu Siêu quốc gia 2021) đã khép lại với chiến thắng thuộc về người đẹp Chanique Rabe đến từ Namibia. Cô trở thành người châu Phi đầu tiên giành được danh hiệu này trong lịch sử.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp